Ngày 12/1, Ủy viên Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ Olli Rehn đề nghị mở rộng quy mô quỹ cứu trợ khủng hoảng, được thành lập để hỗ trợ các nước có nguy cơ vỡ nợ công trong khu vực.
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Financial Times, ông Rehn cho rằng Liên minh châu Âu (EU) phải đảm bảo các cơ chế hỗ trợ tài chính đáp ứng được mục tiêu cứu trợ khủng hoảng.
Cụ thể, EU phải tăng cường và mở rộng phạm vi hoạt động của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF), cũng như Cơ chế ổn định tài chính dài hạn, sẽ được thành lập sau khi EFSF hết hiệu lực vào năm 2013.
Ông Rehn đưa ra lời kêu gọi trên trong bối cảnh Bồ Đào Nha đã phải chấp nhận phí tổn vay mượn cao đến mức nguy hiểm nhằm tránh phải xin cứu trợ vỡ nợ, trong khi Tây Ban Nha đang có nguy cơ rơi vào vòng xoáy khủng hoảng nợ công.
Sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp tháng 5/2010, EU đã cam kết đóng góp 440 tỷ euro cho quỹ cứu trợ ngắn hạn trị giá 750 tỷ euro (hơn 1.000 tỷ USD) phối hợp với Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Trên thực tế, EU chỉ có khả năng cho vay 250 tỷ euro, phần còn lại được sử dụng như vật đảm bảo để vay mượn trên thị trường với lãi suất thấp.
Theo tạp chí Wall Street của Mỹ và báo Die Welt của Đức, EU đang cân nhắc nâng khả năng cho vay lên 440 tỷ euro. Điều này đồng nghĩa các nước Khu vực đồng euro phải tăng phần đóng góp của mình./.
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Financial Times, ông Rehn cho rằng Liên minh châu Âu (EU) phải đảm bảo các cơ chế hỗ trợ tài chính đáp ứng được mục tiêu cứu trợ khủng hoảng.
Cụ thể, EU phải tăng cường và mở rộng phạm vi hoạt động của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF), cũng như Cơ chế ổn định tài chính dài hạn, sẽ được thành lập sau khi EFSF hết hiệu lực vào năm 2013.
Ông Rehn đưa ra lời kêu gọi trên trong bối cảnh Bồ Đào Nha đã phải chấp nhận phí tổn vay mượn cao đến mức nguy hiểm nhằm tránh phải xin cứu trợ vỡ nợ, trong khi Tây Ban Nha đang có nguy cơ rơi vào vòng xoáy khủng hoảng nợ công.
Sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp tháng 5/2010, EU đã cam kết đóng góp 440 tỷ euro cho quỹ cứu trợ ngắn hạn trị giá 750 tỷ euro (hơn 1.000 tỷ USD) phối hợp với Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Trên thực tế, EU chỉ có khả năng cho vay 250 tỷ euro, phần còn lại được sử dụng như vật đảm bảo để vay mượn trên thị trường với lãi suất thấp.
Theo tạp chí Wall Street của Mỹ và báo Die Welt của Đức, EU đang cân nhắc nâng khả năng cho vay lên 440 tỷ euro. Điều này đồng nghĩa các nước Khu vực đồng euro phải tăng phần đóng góp của mình./.
(TTXVN/Vietnam+)