Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể nhanh chóng thực hiện một cải cách quan trọng là giám sát các hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn trong Khu vực đồng euro.
Đây là nhận định của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Christian Noyer công bố trên nhật báo "Handeslblatt" của Đức ra ngày 17/7.
Theo ông Noyer, ECB là một thể chế đáng tin cậy, có khả năng đảm nhận vai trò nói trên và có thể thực hiện vai trò này một cách nhanh chóng. Ông nhấn mạnh "nếu kế hoạch này được nhất trí ngày hôm nay thì nó có thể có hiệu lực ngay trong ngày mai". Tuy nhiên, ông Noyer cho rằng tất cả những gì Khu vực đồng euro đang cần là một kế hoạch giám sát toàn diện các ngân hàng trong khu vực, vì không chỉ những ngân hàng lớn nhất và có vai trò quan trọng nhất, mà cả những ngân hàng hạng vừa và nhỏ, cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực này.
Tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tháng 6 vừa qua, tổ chức này đã nhất trí thành lập một cơ quan điều phối ngân hàng tập trung quyền lực mới, chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động cải cách và tái cấp vốn cho các ngân hàng trong khu vực.
Cơ quan này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các ngân hàng, thay vì thông qua các chính phủ, nhằm tránh gia tăng gánh nợ vốn đã quá tải của các ngân hàng. Theo kế hoạch, cơ quan điều phối mới sẽ bắt đầu hoạt động từ cuối năm nay, song các chi tiết liên quan thể chế này còn phải được thông qua, trong khi hầu hết các nước EU ủng hộ ECB đảm nhận vai trò giám sát các ngân hàng hơn là thành lập cơ quan điều phối mới.
Tại Đức, Ngân hàng trung ương nước này "Deutsche Bank" ngày 16/7 đã hạ dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2012 và 2013, chủ yếu do cuộc khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng euro. Theo đó, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và 3,5% trong năm kế tiếp, thấp hơn mức dự báo trước đó lần lượt 0,3% và 0,4%.
"Deutsche Bank" cho rằng triển vọng kinh tế của Khu vực đồng euro và Mỹ giảm nhiều hơn mức trung bình trên toàn cầu, do tác động từ sự bất trắc ngày càng gia tăng liên quan đồng euro. Khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể sẽ là nền kinh tế duy nhất trên thế giới rơi vào suy thoái trong năm nay và gần như suy thoái trong năm 2013. "Deutsche Bank" cũng xác định một số nhân tố khác khiển thể chế này hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, bao gồm tình trạng eo hẹp tài chính nhanh hơn dự kiến ở Mỹ và sự đình trệ trên thị trường lao động.
"Deutsche Bank" cũng hạ mức dự báo tăng trưởng đối với một số nền kinh tế mới nổi trên thế giới do chính sách siết chặt chi tiêu và các chính sách kích thích kinh tế "rụt rè."
Cũng trong ngày 16/7, Bộ trưởng Kinh tế và Cạnh tranh Tây Ban Nha Luis de Guindos cho biết Chính phủ nước này sẽ thực hiện những biện pháp cứng rắn trong thời gian trước mắt nhằm thúc đẩy tăng trưởng về trung và dài hạn.
[Tín dụng ECB cho ngân hàng Tây Ban Nha tăng vọt]
Ông Guindos cho biết Tây Ban Nha cần cải thiện năng lực cạnh tranh và tất cả những biện pháp mới về lâu dài sẽ cải thiện được tình hình kinh tế ở "Xứ sở Bò Tót". Ông Guindos thừa nhận đã có một số sai sót trong quá trình cho ra đời đồng euro, song ông ca ngợi các quyết định mới đây nhất của lãnh đạo EU về thiết lập liên minh ngân hàng và tài chính giữa các nước thành viên của tổ chức này.
Tây Ban Nha đã cam kết cải cách khu vực ngân hàng và chấp nhận sự giám sát của EU đối với quá trình cải cách trên để được giải ngân phần cứu trợ đầu tiên trị giá 30 tỷ euro, trong gói cứu trợ 100 tỷ euro, vào cuối tháng này./.
Đây là nhận định của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Christian Noyer công bố trên nhật báo "Handeslblatt" của Đức ra ngày 17/7.
Theo ông Noyer, ECB là một thể chế đáng tin cậy, có khả năng đảm nhận vai trò nói trên và có thể thực hiện vai trò này một cách nhanh chóng. Ông nhấn mạnh "nếu kế hoạch này được nhất trí ngày hôm nay thì nó có thể có hiệu lực ngay trong ngày mai". Tuy nhiên, ông Noyer cho rằng tất cả những gì Khu vực đồng euro đang cần là một kế hoạch giám sát toàn diện các ngân hàng trong khu vực, vì không chỉ những ngân hàng lớn nhất và có vai trò quan trọng nhất, mà cả những ngân hàng hạng vừa và nhỏ, cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực này.
Tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tháng 6 vừa qua, tổ chức này đã nhất trí thành lập một cơ quan điều phối ngân hàng tập trung quyền lực mới, chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động cải cách và tái cấp vốn cho các ngân hàng trong khu vực.
Cơ quan này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các ngân hàng, thay vì thông qua các chính phủ, nhằm tránh gia tăng gánh nợ vốn đã quá tải của các ngân hàng. Theo kế hoạch, cơ quan điều phối mới sẽ bắt đầu hoạt động từ cuối năm nay, song các chi tiết liên quan thể chế này còn phải được thông qua, trong khi hầu hết các nước EU ủng hộ ECB đảm nhận vai trò giám sát các ngân hàng hơn là thành lập cơ quan điều phối mới.
Tại Đức, Ngân hàng trung ương nước này "Deutsche Bank" ngày 16/7 đã hạ dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2012 và 2013, chủ yếu do cuộc khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng euro. Theo đó, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và 3,5% trong năm kế tiếp, thấp hơn mức dự báo trước đó lần lượt 0,3% và 0,4%.
"Deutsche Bank" cho rằng triển vọng kinh tế của Khu vực đồng euro và Mỹ giảm nhiều hơn mức trung bình trên toàn cầu, do tác động từ sự bất trắc ngày càng gia tăng liên quan đồng euro. Khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể sẽ là nền kinh tế duy nhất trên thế giới rơi vào suy thoái trong năm nay và gần như suy thoái trong năm 2013. "Deutsche Bank" cũng xác định một số nhân tố khác khiển thể chế này hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, bao gồm tình trạng eo hẹp tài chính nhanh hơn dự kiến ở Mỹ và sự đình trệ trên thị trường lao động.
"Deutsche Bank" cũng hạ mức dự báo tăng trưởng đối với một số nền kinh tế mới nổi trên thế giới do chính sách siết chặt chi tiêu và các chính sách kích thích kinh tế "rụt rè."
Cũng trong ngày 16/7, Bộ trưởng Kinh tế và Cạnh tranh Tây Ban Nha Luis de Guindos cho biết Chính phủ nước này sẽ thực hiện những biện pháp cứng rắn trong thời gian trước mắt nhằm thúc đẩy tăng trưởng về trung và dài hạn.
[Tín dụng ECB cho ngân hàng Tây Ban Nha tăng vọt]
Ông Guindos cho biết Tây Ban Nha cần cải thiện năng lực cạnh tranh và tất cả những biện pháp mới về lâu dài sẽ cải thiện được tình hình kinh tế ở "Xứ sở Bò Tót". Ông Guindos thừa nhận đã có một số sai sót trong quá trình cho ra đời đồng euro, song ông ca ngợi các quyết định mới đây nhất của lãnh đạo EU về thiết lập liên minh ngân hàng và tài chính giữa các nước thành viên của tổ chức này.
Tây Ban Nha đã cam kết cải cách khu vực ngân hàng và chấp nhận sự giám sát của EU đối với quá trình cải cách trên để được giải ngân phần cứu trợ đầu tiên trị giá 30 tỷ euro, trong gói cứu trợ 100 tỷ euro, vào cuối tháng này./.
(TTXVN)