Trong báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô hàng quý vừa công bố ngày 6/12, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong cả năm 2012 và 2013, đồng thời bỏ ngỏ khả năng tiếp tục cắt giảm lãi suất.
ECB cũng khẳng định việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng ở Eurozone còn tùy thuộc vào chính phủ các nước trong khu vực.
ECB nhận định kinh tế Eurozone sẽ giảm 0,5% trong năm 2012 và 0,3% năm 2013 trước khi hồi phục với mức tăng 1,2% trong năm 2014.
Đồng thời, ECB giữ nguyên dự báo lạm phát của khu vực này ở mức 2,5% trong năm 2012, hạ dự báo lạm phát năm 2013 xuống 1,6% và đưa ra mức lạm phát ước khoảng 1,4% cho năm 2014.
Đánh giá về triển vọng kinh tế Eurozone, Chủ tịch ECB, Mario Draghi, nói rằng tại Eurozone trong thời gian trước mắt, tình trạng hoạt động kinh tế yếu kém sẽ tiếp diễn trong năm 2013, nhưng có thể dần phục hồi vào cuối năm 2013, nhờ chính sách lãi suất thấp của ECB, lòng tin của thị trường tài chính cải thiện đáng kể và nhu cầu toàn cầu mạnh lên góp phần hỗ trợ chi tiêu tiêu dùng và tăng trưởng xuất khẩu, qua đó tác động tích cực lên nền kinh tế khu vực này.
Ông Draghi nhấn mạnh thông qua cắt giảm lãi suất và tiến hành một loạt biện pháp chống khủng hoảng, ECB đã làm phần lớn những điều cần phải làm. Theo ông, để duy trì lòng tin, điều cần thiết là chính phủ các nước Eurozone tiếp tục giảm sự mất cân đối về tài chính và cơ cấu, đồng thời xúc tiến việc tái cơ cấu lĩnh vực tài chính.
Không nằm ngoài dự báo, Hội đồng Điều hành ECB ngày 6/12 bỏ phiếu nhất trí giữ lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục 0,75% tại cuộc họp chính sách cuối cùng của năm nay trong bối cảnh tình hình kinh tế 17 nước Eurozone vẫn còn ảm đạm.
Một số nhà quan sát nhận định ECB dường như bỏ ngỏ khả năng hạ lãi suất vào đầu năm tới nếu tình hình kinh tế khu vực sa sút hơn.
Theo nhà kinh tế Howard Archer thuộc IHS Global Insight, một khi Eurozone đang đối mặt với một quý 4/2012 và cả các quý sau đầy khó khăn, còn tình hình lạm phát trong khu vực này dịu lại, ECB có đầy đủ điều kiện để hạ lãi suất từ 0,75% xuống 0,5%.
Kinh tế Eurozone đã suy thoái trở lại trong quý 3 năm nay, sau khi giảm 0,2% trong quý 2 và 0,1% trong quý 3.
Sau đây là một số số liệu về tình hình tăng trưởng kinh tế của Eurozone mà ECB vừa công bố: (Đơn vị: %; số liệu trong ngoặc là dự báo đưa ra hồi tháng 9 của ECB).
ECB cũng khẳng định việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng ở Eurozone còn tùy thuộc vào chính phủ các nước trong khu vực.
ECB nhận định kinh tế Eurozone sẽ giảm 0,5% trong năm 2012 và 0,3% năm 2013 trước khi hồi phục với mức tăng 1,2% trong năm 2014.
Đồng thời, ECB giữ nguyên dự báo lạm phát của khu vực này ở mức 2,5% trong năm 2012, hạ dự báo lạm phát năm 2013 xuống 1,6% và đưa ra mức lạm phát ước khoảng 1,4% cho năm 2014.
Đánh giá về triển vọng kinh tế Eurozone, Chủ tịch ECB, Mario Draghi, nói rằng tại Eurozone trong thời gian trước mắt, tình trạng hoạt động kinh tế yếu kém sẽ tiếp diễn trong năm 2013, nhưng có thể dần phục hồi vào cuối năm 2013, nhờ chính sách lãi suất thấp của ECB, lòng tin của thị trường tài chính cải thiện đáng kể và nhu cầu toàn cầu mạnh lên góp phần hỗ trợ chi tiêu tiêu dùng và tăng trưởng xuất khẩu, qua đó tác động tích cực lên nền kinh tế khu vực này.
Ông Draghi nhấn mạnh thông qua cắt giảm lãi suất và tiến hành một loạt biện pháp chống khủng hoảng, ECB đã làm phần lớn những điều cần phải làm. Theo ông, để duy trì lòng tin, điều cần thiết là chính phủ các nước Eurozone tiếp tục giảm sự mất cân đối về tài chính và cơ cấu, đồng thời xúc tiến việc tái cơ cấu lĩnh vực tài chính.
Không nằm ngoài dự báo, Hội đồng Điều hành ECB ngày 6/12 bỏ phiếu nhất trí giữ lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục 0,75% tại cuộc họp chính sách cuối cùng của năm nay trong bối cảnh tình hình kinh tế 17 nước Eurozone vẫn còn ảm đạm.
Một số nhà quan sát nhận định ECB dường như bỏ ngỏ khả năng hạ lãi suất vào đầu năm tới nếu tình hình kinh tế khu vực sa sút hơn.
Theo nhà kinh tế Howard Archer thuộc IHS Global Insight, một khi Eurozone đang đối mặt với một quý 4/2012 và cả các quý sau đầy khó khăn, còn tình hình lạm phát trong khu vực này dịu lại, ECB có đầy đủ điều kiện để hạ lãi suất từ 0,75% xuống 0,5%.
Kinh tế Eurozone đã suy thoái trở lại trong quý 3 năm nay, sau khi giảm 0,2% trong quý 2 và 0,1% trong quý 3.
Sau đây là một số số liệu về tình hình tăng trưởng kinh tế của Eurozone mà ECB vừa công bố: (Đơn vị: %; số liệu trong ngoặc là dự báo đưa ra hồi tháng 9 của ECB).
Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | |
Lạm phát | 2,5 (2,5) | 1,6 (1,9) | 1,4 |
Tăng trưởng GDP thực | -0,5 (-0,4) | -0,3 (0,5) | 1,2 |
Tiêu dùng cá nhân | -1,1 (-0,9) | -0,6 (0,0) | 0,5 |
Chi tiêu chính phủ | -0,2 (-0,5) | -0,6 (-0,2) | 0,4 |
Đầu tư | -3,8 (-3,3) | -2,6 (0,5) | 1,3 |
Xuất khẩu | 2,9 (3,1) | 2,3 (4,6) | 5,3 |
Nhập khẩu | -0,4 (0,0) | 1,0 (3,7) | 4,7 |
Như Mai (TTXVN)