Tạp chí "Afrik" cho biết ngày 7/4 tại Bamaco, Bộ trưởng Hội nhập Kinh tế Adama Bitogo thông báo rằng Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Mali.
Giới quan sát cho rằng lập trường cứng rắn và hành động nhanh chóng của ECOWAS đã mang lại kết quả. Nhóm đảo chính cuối cùng đã phải bỏ cuộc trước sức ép của cộng đồng quốc tế và các lực lượng chính trị xã hội trong nước, và ký thỏa thuận khung với ECOWAS để khôi phục từng bước trật tự hiến pháp và trao lại quyền lực cho phe dân sự.
Tòa án Hiến pháp sẽ chỉ định Chủ tịch Quốc hội làm Tổng thống lâm thời và một Thủ tướng tạm quyền để lãnh đạo tiến trình chuyển tiếp, giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền Bắc Mali và tổ chức bầu cử tự do, minh bạch và dân chủ trong vòng 40 ngày.
Cùng ngày, ông Dioncounda Traoré, Chủ tịch Quốc hội Mali, đã về đến thủ đô Bamaco để đảm nhiệm trọng trách mới với một sứ mệnh không hề đơn giản là thiết lập hòa bình ở miền Bắc Mali và thực hiện hòa giải dân tộc. Liên minh châu Phi (AU) ngày 7/4 đã hoan nghênh cam kết của chính quyền quân sự Mali với ECOWAS rằng chính quyền này sẽ từ bỏ quyền lực.
Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) cùng ngày đã phản đối bản tuyên bố độc lập đơn phương của nhóm phiến quân Tuareg ở miền Bắc Mali, đồng thời bày tỏ hoan nghênh quyết định từ bỏ quyền lực mà chính quyền quân sự Mali ký với ECOWAS để đổi lấy ân xá và dỡ bỏ cấm vận./.
Giới quan sát cho rằng lập trường cứng rắn và hành động nhanh chóng của ECOWAS đã mang lại kết quả. Nhóm đảo chính cuối cùng đã phải bỏ cuộc trước sức ép của cộng đồng quốc tế và các lực lượng chính trị xã hội trong nước, và ký thỏa thuận khung với ECOWAS để khôi phục từng bước trật tự hiến pháp và trao lại quyền lực cho phe dân sự.
Tòa án Hiến pháp sẽ chỉ định Chủ tịch Quốc hội làm Tổng thống lâm thời và một Thủ tướng tạm quyền để lãnh đạo tiến trình chuyển tiếp, giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền Bắc Mali và tổ chức bầu cử tự do, minh bạch và dân chủ trong vòng 40 ngày.
Cùng ngày, ông Dioncounda Traoré, Chủ tịch Quốc hội Mali, đã về đến thủ đô Bamaco để đảm nhiệm trọng trách mới với một sứ mệnh không hề đơn giản là thiết lập hòa bình ở miền Bắc Mali và thực hiện hòa giải dân tộc. Liên minh châu Phi (AU) ngày 7/4 đã hoan nghênh cam kết của chính quyền quân sự Mali với ECOWAS rằng chính quyền này sẽ từ bỏ quyền lực.
Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) cùng ngày đã phản đối bản tuyên bố độc lập đơn phương của nhóm phiến quân Tuareg ở miền Bắc Mali, đồng thời bày tỏ hoan nghênh quyết định từ bỏ quyền lực mà chính quyền quân sự Mali ký với ECOWAS để đổi lấy ân xá và dỡ bỏ cấm vận./.
(TTXVN)