Bộ phận phân tích thông tin EIU thuộc tạp chí Nhà Kinh tế, Anh ngày 15/6 công bố báo cáo cho biết nền kinh tế toàn cầu đang trải qua giai đoạn suy giảm đồng bộ, do giá hàng hóa và năng lượng tăng cao.
EIU đã giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2011 xuống 4,1% (tính theo sức mua tương đương) so với mức 4,3% đưa ra trước đó.
Báo cáo của EIU cho rằng việc giảm mức dự báo này đánh dấu một sự chậm lại đáng kể của nền kinh tế toàn cầu sau thời gian hồi phục hậu khủng hoảng năm 2010, thời điểm mà các gói kích thích kinh tế tại nhiều nước giúp cho kinh tế thế giới tăng trưởng gần 5%.
Thảm họa kép động đất và sóng thần xảy ra tại Nhật Bản tháng Ba vừa qua; sự trì trệ trong lĩnh vực tạo việc làm tại Mỹ; cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và những quan ngại mới về tương lai của đồng euro... là những nguyên nhân buộc EIU cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế.
Theo EIU, ngoài những nguyên nhân trên, còn có nhiều nhân tố khác tác động tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong đó có nguy cơ Hy Lạp vỡ nợ sẽ làm tê liệt hệ thống tài chính châu Âu; tình hình bất ổn tại khu vực Bắc Phi; và quan trọng hơn cả là triển vọng thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ tại phần lớn các quốc gia trên thế giới trong 18 tháng tới; tăng lãi suất, đặc biệt tại các thị trường đang nổi, khi các nhà hoạch định chính sách vật lộn với lạm phát cao và hệ quả của chương trình thắt chặt chi tiêu tại châu Âu.
Những thách thức nói trên đã làm dấy lên những lo ngại rằng kinh tế toàn cầu có thể lặp lại mô hình năm 2010, với sự tăng trưởng nhanh giai đoạn đầu mở đường cho tăng trưởng chậm giai đoạn cuối năm, và khiến người ta lo ngại về "suy thoái kép." Tuy nhiên, EIU cho rằng sự chậm lại hiện nay không dẫn tới suy thoái kép, bởi những nền tảng của sự hồi phục bền vững vẫn còn.
Dù vẫn còn những thách thức, các nền kinh tế phát triển hiện có đủ sức để đứng vững, trong khi sự chậm lại tại các nền kinh tế đang nổi không phải là vấn đề đáng ngại.
Mỹ - nền kinh tế đầu tàu thế giới, sẽ đạt mức tăng trưởng thực 2,4% trong năm 2011, giảm so với dự báo 2,7% trước đó. Khó khăn của nền kinh tế Mỹ hiện nay - tăng trưởng quý I giảm, niềm tin tiêu dùng và khả năng tạo việc làm yếu, chỉ là tạm thời, và nền kinh tế Mỹ sẽ có nhiều cải thiện khi giá dầu giảm vào cuối năm 2011.
Đối với Nhật Bản, EIU cho rằng nền kinh tế thứ ba thế giới này sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng khoảng 1,1% trong năm 2011, giảm so với mức dự báo 1,6% trước đó, do hệ quả của thiên tai. Cho tới thời điểm này, Nhật Bản cho thấy đã có những dấu hiệu phục hồi của ngành sản xuất, và đây là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng những tháng cuối năm. Quá trình tái thiết những thiệt hại thiên tai sẽ giúp thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng của Nhật Bản sẽ có thể đạt 2,5% trong năm 2012.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trên các trang báo bởi những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở các nước khu vực này, đặc biệt là Hy Lạp, vẫn tồn tại.
EIU cho rằng khả năng tái cơ cấu nợ của Hy Lạp là không thể tránh khỏi, và có lẽ sẽ xảy ra vào năm 2012 hoặc năm 2013. Bất chấp cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thực của Khu vực đồng euro vẫn khá tốt, với mức tăng trưởng tăng mạnh trong quý I/2011.
Phải thừa nhận rằng, sự phục hồi của Khu vực đồng euro vẫn không cân xứng, với mức tăng trưởng được thúc đẩy chủ yếu bởi các nền kinh tế chủ chốt như Đức và Pháp. EIU cho rằng tăng trưởng GDP Khu vực đồng euro sẽ đạt 2% trong năm 2011, giảm xuống 1,6% vào năm tới.
EIU cho rằng tăng trưởng khu vực châu Á đang chậm lại do lạm phát cao, giá thực phẩm, năng lượng tăng mạnh. Tuy nhiên, những nền tảng tăng trưởng cơ bản của khu vực nhìn chung vẫn khá tốt.
EIU cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ có đủ sức chịu đựng trước việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tín dụng và sẽ tăng trưởng 9% trong năm 2011. Ấn Độ sẽ có mức tăng trưởng 8,6%. Tăng trưởng của cả khu vực Đông Nam Á sẽ chậm lại đáng kể trong năm 2011, từ gần 8% của năm 2010, xuống còn 5,2%./.
EIU đã giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2011 xuống 4,1% (tính theo sức mua tương đương) so với mức 4,3% đưa ra trước đó.
Báo cáo của EIU cho rằng việc giảm mức dự báo này đánh dấu một sự chậm lại đáng kể của nền kinh tế toàn cầu sau thời gian hồi phục hậu khủng hoảng năm 2010, thời điểm mà các gói kích thích kinh tế tại nhiều nước giúp cho kinh tế thế giới tăng trưởng gần 5%.
Thảm họa kép động đất và sóng thần xảy ra tại Nhật Bản tháng Ba vừa qua; sự trì trệ trong lĩnh vực tạo việc làm tại Mỹ; cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và những quan ngại mới về tương lai của đồng euro... là những nguyên nhân buộc EIU cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế.
Theo EIU, ngoài những nguyên nhân trên, còn có nhiều nhân tố khác tác động tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong đó có nguy cơ Hy Lạp vỡ nợ sẽ làm tê liệt hệ thống tài chính châu Âu; tình hình bất ổn tại khu vực Bắc Phi; và quan trọng hơn cả là triển vọng thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ tại phần lớn các quốc gia trên thế giới trong 18 tháng tới; tăng lãi suất, đặc biệt tại các thị trường đang nổi, khi các nhà hoạch định chính sách vật lộn với lạm phát cao và hệ quả của chương trình thắt chặt chi tiêu tại châu Âu.
Những thách thức nói trên đã làm dấy lên những lo ngại rằng kinh tế toàn cầu có thể lặp lại mô hình năm 2010, với sự tăng trưởng nhanh giai đoạn đầu mở đường cho tăng trưởng chậm giai đoạn cuối năm, và khiến người ta lo ngại về "suy thoái kép." Tuy nhiên, EIU cho rằng sự chậm lại hiện nay không dẫn tới suy thoái kép, bởi những nền tảng của sự hồi phục bền vững vẫn còn.
Dù vẫn còn những thách thức, các nền kinh tế phát triển hiện có đủ sức để đứng vững, trong khi sự chậm lại tại các nền kinh tế đang nổi không phải là vấn đề đáng ngại.
Mỹ - nền kinh tế đầu tàu thế giới, sẽ đạt mức tăng trưởng thực 2,4% trong năm 2011, giảm so với dự báo 2,7% trước đó. Khó khăn của nền kinh tế Mỹ hiện nay - tăng trưởng quý I giảm, niềm tin tiêu dùng và khả năng tạo việc làm yếu, chỉ là tạm thời, và nền kinh tế Mỹ sẽ có nhiều cải thiện khi giá dầu giảm vào cuối năm 2011.
Đối với Nhật Bản, EIU cho rằng nền kinh tế thứ ba thế giới này sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng khoảng 1,1% trong năm 2011, giảm so với mức dự báo 1,6% trước đó, do hệ quả của thiên tai. Cho tới thời điểm này, Nhật Bản cho thấy đã có những dấu hiệu phục hồi của ngành sản xuất, và đây là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng những tháng cuối năm. Quá trình tái thiết những thiệt hại thiên tai sẽ giúp thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng của Nhật Bản sẽ có thể đạt 2,5% trong năm 2012.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trên các trang báo bởi những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở các nước khu vực này, đặc biệt là Hy Lạp, vẫn tồn tại.
EIU cho rằng khả năng tái cơ cấu nợ của Hy Lạp là không thể tránh khỏi, và có lẽ sẽ xảy ra vào năm 2012 hoặc năm 2013. Bất chấp cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thực của Khu vực đồng euro vẫn khá tốt, với mức tăng trưởng tăng mạnh trong quý I/2011.
Phải thừa nhận rằng, sự phục hồi của Khu vực đồng euro vẫn không cân xứng, với mức tăng trưởng được thúc đẩy chủ yếu bởi các nền kinh tế chủ chốt như Đức và Pháp. EIU cho rằng tăng trưởng GDP Khu vực đồng euro sẽ đạt 2% trong năm 2011, giảm xuống 1,6% vào năm tới.
EIU cho rằng tăng trưởng khu vực châu Á đang chậm lại do lạm phát cao, giá thực phẩm, năng lượng tăng mạnh. Tuy nhiên, những nền tảng tăng trưởng cơ bản của khu vực nhìn chung vẫn khá tốt.
EIU cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ có đủ sức chịu đựng trước việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tín dụng và sẽ tăng trưởng 9% trong năm 2011. Ấn Độ sẽ có mức tăng trưởng 8,6%. Tăng trưởng của cả khu vực Đông Nam Á sẽ chậm lại đáng kể trong năm 2011, từ gần 8% của năm 2010, xuống còn 5,2%./.
(TTXVN/Vietnam+)