Nghị viện châu Âu (EP) cho biết sẽ tổ chức cuộc bỏ phiếu biểu quyết đầu tiên vào ngày 19/11 tới về kế hoạch gây tranh cãi liên quan đến việc giao cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trách nhiệm giám sát hệ thống ngân hàng rộng lớn của châu Âu, điều chưa xảy ra trong lịch sử trước đây.
Cuộc bỏ phiếu biểu quyết vào tháng 11 tới sẽ liên quan tới những sửa đổi mà EP đã đề xuất đối với kế hoạch thành lập một cơ quan giám sát ngân hàng duy nhất ở châu Âu, do Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso đưa ra hồi tuần trước.
Sau đó, một cuộc bỏ phiếu biểu quyết toàn EP sẽ có thể diễn ra vào tháng 12 nhưng hiện có những quan điểm khác biệt lớn cần phải được giải quyết để thực hiện điều này, trong đó Đức muốn ECB chỉ giữ một vai trò hạn chế trong khi Anh kiên quyết bảo vệ sự độc lập của trung tâm tài chính City of London.
Những sự khác biệt lớn về kế hoạch trên đã xuất hiện tại các cuộc thảo luận không chính thức giữa bộ trưởng các nước thành viên Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) diễn ra tại Cộng hòa Síp tuần trước. Một số bộ trưởng cho rằng đề xuất này - được đánh giá là nền tảng tương lai của một liên minh kinh tế-chính trị chặt chẽ hơn của châu Âu - sẽ không thể đạt được vào thời hạn thông qua cuối năm nay.
[EC đề xuất lập cơ chế giám sát ngân hàng duy nhất]
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho hay thời hạn mục tiêu vào ngày 1/1/2013 cho giai đoạn đầu tiên không còn khả thi nữa trong khi Ủy viên ngân hàng EU Michel Barnier nhắc tới "một khó khăn pháp lý" như một nguyên nhân cốt lõi trong số những khó khăn hiện nay.
Trước đó, EC đã chính thức đưa ra đề xuất thành lập cơ chế giám sát duy nhất đối với tất cả ngân hàng thuộc Eurozone, qua đó tạo ra một bước quan trọng trong việc tăng cường Liên minh kinh tế và tiền tệ.
Trong khuôn khổ cơ chế mới này, ECB sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ giám sát toàn bộ các ngân hàng thuộc Eurozone liên quan đến sự ổn định tài chính. Các cơ quan giám sát quốc gia tiếp tục đóng vai trò giám sát thường xuyên các ngân hàng của mỗi nước, đồng thời phải xây dựng và thực hiện những quyết định của ECB.
Ngoài ra, Cơ quan ngân hàng châu Âu (EBA) xây dựng một quy định chung nhằm cho phép bảo vệ sự toàn vẹn của thị trường duy nhất và đảm bảo quá trình giám sát chặt chẽ hệ thống ngân hàng tại 27 quốc gia thành viên EU.
[Các nước ngoài Eurozone "sợ" liên minh ngân hàng]
Phát biểu tại EP, Chủ tịch Barroso cho hay những đề xuất của EC liên quan đến thành lập một cơ chế giám sát duy nhất là một mốc quan trọng trong việc xây dựng một liên minh ngân hàng. Hệ thống mới với ECB là trung tâm, có sự tham gia của các cơ quan giám sát quốc gia, sẽ cho phép tạo dựng lại niềm tin trong việc giám sát toàn bộ hệ thống ngân hàng thuộc Eurozone.
Ông Barroso nhấn mạnh rằng: “Chúng ta mong muốn phá vỡ vòng luẩn quẩn giữa người đi vay có chủ quyền và các ngân hàng của họ. Trong tương lai, không còn để những tổn thất của các ngân hàng trở thành món nợ của người dân, phá hoại sự ổn định tài chính của toàn bộ các quốc gia.”
Như vậy, theo đề xuất mới trên, ECB được trao nhiều quyền hạn lớn hơn trong việc giám sát các ngân hàng thực hiện các quy định về vốn, nợ... nhằm duy trì sự ổn định tài chính và phát hiện những rủi ro liên quan đến sự tồn tại của các ngân hàng. Nếu một ngân hàng không tuân thủ những quy định về quản lý vốn, thì ECB có thể sử dụng các biện pháp can thiệp sớm hoặc buộc ngân hàng đó phải đưa ra những biện pháp khắc phục.
Theo dự kiến của EC, cơ chế giám sát này sẽ được EP và Hội đồng châu Âu thông qua từ nay đến cuối năm 2012 và chính thức được áp dụng từ năm 2013./.
Cuộc bỏ phiếu biểu quyết vào tháng 11 tới sẽ liên quan tới những sửa đổi mà EP đã đề xuất đối với kế hoạch thành lập một cơ quan giám sát ngân hàng duy nhất ở châu Âu, do Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso đưa ra hồi tuần trước.
Sau đó, một cuộc bỏ phiếu biểu quyết toàn EP sẽ có thể diễn ra vào tháng 12 nhưng hiện có những quan điểm khác biệt lớn cần phải được giải quyết để thực hiện điều này, trong đó Đức muốn ECB chỉ giữ một vai trò hạn chế trong khi Anh kiên quyết bảo vệ sự độc lập của trung tâm tài chính City of London.
Những sự khác biệt lớn về kế hoạch trên đã xuất hiện tại các cuộc thảo luận không chính thức giữa bộ trưởng các nước thành viên Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) diễn ra tại Cộng hòa Síp tuần trước. Một số bộ trưởng cho rằng đề xuất này - được đánh giá là nền tảng tương lai của một liên minh kinh tế-chính trị chặt chẽ hơn của châu Âu - sẽ không thể đạt được vào thời hạn thông qua cuối năm nay.
[EC đề xuất lập cơ chế giám sát ngân hàng duy nhất]
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho hay thời hạn mục tiêu vào ngày 1/1/2013 cho giai đoạn đầu tiên không còn khả thi nữa trong khi Ủy viên ngân hàng EU Michel Barnier nhắc tới "một khó khăn pháp lý" như một nguyên nhân cốt lõi trong số những khó khăn hiện nay.
Trước đó, EC đã chính thức đưa ra đề xuất thành lập cơ chế giám sát duy nhất đối với tất cả ngân hàng thuộc Eurozone, qua đó tạo ra một bước quan trọng trong việc tăng cường Liên minh kinh tế và tiền tệ.
Trong khuôn khổ cơ chế mới này, ECB sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ giám sát toàn bộ các ngân hàng thuộc Eurozone liên quan đến sự ổn định tài chính. Các cơ quan giám sát quốc gia tiếp tục đóng vai trò giám sát thường xuyên các ngân hàng của mỗi nước, đồng thời phải xây dựng và thực hiện những quyết định của ECB.
Ngoài ra, Cơ quan ngân hàng châu Âu (EBA) xây dựng một quy định chung nhằm cho phép bảo vệ sự toàn vẹn của thị trường duy nhất và đảm bảo quá trình giám sát chặt chẽ hệ thống ngân hàng tại 27 quốc gia thành viên EU.
[Các nước ngoài Eurozone "sợ" liên minh ngân hàng]
Phát biểu tại EP, Chủ tịch Barroso cho hay những đề xuất của EC liên quan đến thành lập một cơ chế giám sát duy nhất là một mốc quan trọng trong việc xây dựng một liên minh ngân hàng. Hệ thống mới với ECB là trung tâm, có sự tham gia của các cơ quan giám sát quốc gia, sẽ cho phép tạo dựng lại niềm tin trong việc giám sát toàn bộ hệ thống ngân hàng thuộc Eurozone.
Ông Barroso nhấn mạnh rằng: “Chúng ta mong muốn phá vỡ vòng luẩn quẩn giữa người đi vay có chủ quyền và các ngân hàng của họ. Trong tương lai, không còn để những tổn thất của các ngân hàng trở thành món nợ của người dân, phá hoại sự ổn định tài chính của toàn bộ các quốc gia.”
Như vậy, theo đề xuất mới trên, ECB được trao nhiều quyền hạn lớn hơn trong việc giám sát các ngân hàng thực hiện các quy định về vốn, nợ... nhằm duy trì sự ổn định tài chính và phát hiện những rủi ro liên quan đến sự tồn tại của các ngân hàng. Nếu một ngân hàng không tuân thủ những quy định về quản lý vốn, thì ECB có thể sử dụng các biện pháp can thiệp sớm hoặc buộc ngân hàng đó phải đưa ra những biện pháp khắc phục.
Theo dự kiến của EC, cơ chế giám sát này sẽ được EP và Hội đồng châu Âu thông qua từ nay đến cuối năm 2012 và chính thức được áp dụng từ năm 2013./.
Anh Quân (TTXVN)