EU bất đồng về những quy định tăng vốn ngân hàng

Bất đồng diễn ra khi xuất hiện quan ngại về "sức khỏe" của ngân hàng Tây Ban Nha do ảnh hưởng của "bong bóng" bất động sản từ năm 2008.

Tuy nhiên, theo các quan chức EU, vấn đề khủng hoảng nợ ở Tây Ban Nha không nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị bộ trưởng tài chính EU khai mạc hôm 2/5 tại Brussels, Bỉ để thảo luận về Quy tắc Basel 3.

Được các nước Đông Âu ủng hộ, Anh và Thụy Điển ngày 2/5 đã lên tiến phản đối Đức, Pháp và các nước thành viên khác trong Liên minh châu Âu (EU) xung quanh việc áp dụng những quy định nghiêm ngặt trong khuôn khổ cái gọi là Quy tắc Basel 3 nhằm tăng cường khả năng ứng phó với khủng hoảng của khu vực ngân hàng.

Bất đồng diễn ra trong bối cảnh xuất hiện những quan ngại về "sức khỏe" của khu vực ngân hàng Tây Ban Nha do ảnh hưởng của "bong bóng" bất động sản từ năm 2008.

Tuy nhiên, theo các quan chức EU, vấn đề khủng hoảng nợ ở Tây Ban Nha không nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị bộ trưởng tài chính EU khai mạc hôm 2/5 tại Brussels, Bỉ để thảo luận về Quy tắc Basel 3.

Quy tắc này, mà các nước EU cần phải thực hiện bắt đầu từ năm 2013, yêu cầu các ngân hàng phải tăng nguồn vốn dự trữ (từ 2% lên 7%) để có thể trụ vững trước những "cú sốc" tài chính.

Theo Bộ trưởng Kinh tế Đan Mạch Margrethe Vestager, người sẽ chủ trì hội nghị đặc biệt nói trên, điều quan trọng là các nước cần quyết tâm hành động để bảo vệ khu vực ngân hàng bằng nguồn vốn dự trữ, với chất lượng và số lượng tăng, với tính thanh khoản được cải thiện.

Trong khi Anh, Thụy Điển và một số nước khác muốn được tự do áp đặt những yêu cầu về vốn cho các ngân hàng của họ nghiêm ngặt hơn so với Quy tắc Basel 3, thì nhóm nước do Pháp và Đức đứng đầu lại muốn tất cả 27 thành viên EU cùng áp dụng một hạn mức.

Theo một nhà ngoại giao EU, Pháp lo ngại rằng việc cho phép một quốc gia áp đặt những hạn mức cao hơn có thể châm ngòi cho cuộc chạy đua để chứng tỏ ngân hàng của nước mình có vốn dự trữ nhiều nhất.

Một số nước cùng quan điểm cũng sợ rằng nếu bắt buộc các ngân hàng dự trữ quá nhiều vốn, thì nỗ lực khuyến khích khu vực này đầu tư vào nền kinh tế ốm yếu của châu Âu sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, Anh lập luận rằng các quy định về vốn là vấn đề chủ quyền, bởi bất cứ thất bại nào của ngân hàng cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới người nộp thuế.

Tuần trước, Bộ Tài chính Thụy Điển cho rằng chính phủ các nước phải được trao thêm nhiều cơ hội để áp dụng những biện pháp cần thiết nhằm bình ổn thị trường tài chính ở cấp độ quốc gia.

Hai nhóm nước này cũng đang tranh cãi liệu có nên cho phép các ngân hàng tính cả giá trị của lĩnh vực bảo hiểm vào vốn để đáp ứng yêu cầu của Quy tắc Basel 3 hay không./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục