Các nhà thương lượng của Nghị viện châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã nhất trí với mức tăng 2% trong ngân sách 2012 của Liên minh.
Đây là thắng lợi đối với những nước có quan điểm về chính sách tiết kiệm ở cấp quốc gia và chính EU cũng phải có chính sách “thắt lưng buộc bụng.”
Sau 15 giờ đàm phán, sáng 19/11, các nhà thương lượng đã tán thành mức tăng 2,02% đối với ngân sách năm 2012, lên 129 tỷ euro. Trước đó, Nghị viện châu Âu đề xuất mức tăng chi tiêu lên tới 5,2%, còn Ủy ban châu Âu (EC) thì muốn tăng 4,9%.
Vấp phải sự phản đối của Anh và Đức với lập luận rằng bất kỳ mức tăng nào cũng không được vượt quá lạm phát, EC nhấn mạnh hiện đang xuất hiện nguy cơ Ủy ban này không có khả năng đáp ứng những cam kết của họ.
Janusz Lewandowski, Cao ủy phụ trách về ngân sách của EU, nói: “Rõ ràng đây là một ngân sách khắc khổ, vì phần lớn các nước thành viên đang lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính lớn. Có một nguy cơ nghiêm trọng là năm tới Ủy ban châu Âu sẽ thiếu ngân quỹ hoạt động, và do vậy sẽ không thể thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với các quỹ của EU.”
Về phần mình, các nghị sỹ châu Âu lập luận rằng tăng chi tiêu sẽ phần nào bù đắp được những khoản cắt giảm trong ngân sách quốc gia.
Chiến lược ngân sách khắc khổ của châu Âu ngày càng gia tăng do các nền kinh tế châu Âu dường như ngày càng tiến gần tới bờ vực của cuộc suy thoái thứ hai, với việc Brussels hiện đang thúc giục các nước có khả năng tăng thêm chi tiêu, mặc dù các nhà kinh tế cho rằng điều đó cũng không đủ để bù đắp được những khoản thiếu hụt.
Rốt cuộc, các nhà thương lượng đã quay lại với một ngân sách khắc khổ cho năm tới, chấp nhận mức tăng 200 triệu euro so với ngân sách hiện hành của EU.
Phái bảo thủ tại Nghị viện cho rằng thỏa thuận này là hợp lý trong thời điểm đang có những khó khăn về kinh tế. Trong khi đó các đảng Xanh, phái chỉ trích chính sách khắc khổ của châu Âu, cho rằng thỏa thuận này là đáng thất vọng.
Theo họ, lẽ ra ngân sách châu Âu phải là công cụ quan trọng đối với đầu tư của châu Âu và cần là công cụ quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế của châu Âu. Tuy nhiên, cuộc tranh cãi về ngân sách 2012 của châu Âu vẫn chưa kết thúc, vì thỏa thuận mà các nhà thương lượng đưa ra vẫn cần được toàn thể Nghị viện và Hội đồng các bộ trưởng phê chuẩn./.
Đây là thắng lợi đối với những nước có quan điểm về chính sách tiết kiệm ở cấp quốc gia và chính EU cũng phải có chính sách “thắt lưng buộc bụng.”
Sau 15 giờ đàm phán, sáng 19/11, các nhà thương lượng đã tán thành mức tăng 2,02% đối với ngân sách năm 2012, lên 129 tỷ euro. Trước đó, Nghị viện châu Âu đề xuất mức tăng chi tiêu lên tới 5,2%, còn Ủy ban châu Âu (EC) thì muốn tăng 4,9%.
Vấp phải sự phản đối của Anh và Đức với lập luận rằng bất kỳ mức tăng nào cũng không được vượt quá lạm phát, EC nhấn mạnh hiện đang xuất hiện nguy cơ Ủy ban này không có khả năng đáp ứng những cam kết của họ.
Janusz Lewandowski, Cao ủy phụ trách về ngân sách của EU, nói: “Rõ ràng đây là một ngân sách khắc khổ, vì phần lớn các nước thành viên đang lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính lớn. Có một nguy cơ nghiêm trọng là năm tới Ủy ban châu Âu sẽ thiếu ngân quỹ hoạt động, và do vậy sẽ không thể thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với các quỹ của EU.”
Về phần mình, các nghị sỹ châu Âu lập luận rằng tăng chi tiêu sẽ phần nào bù đắp được những khoản cắt giảm trong ngân sách quốc gia.
Chiến lược ngân sách khắc khổ của châu Âu ngày càng gia tăng do các nền kinh tế châu Âu dường như ngày càng tiến gần tới bờ vực của cuộc suy thoái thứ hai, với việc Brussels hiện đang thúc giục các nước có khả năng tăng thêm chi tiêu, mặc dù các nhà kinh tế cho rằng điều đó cũng không đủ để bù đắp được những khoản thiếu hụt.
Rốt cuộc, các nhà thương lượng đã quay lại với một ngân sách khắc khổ cho năm tới, chấp nhận mức tăng 200 triệu euro so với ngân sách hiện hành của EU.
Phái bảo thủ tại Nghị viện cho rằng thỏa thuận này là hợp lý trong thời điểm đang có những khó khăn về kinh tế. Trong khi đó các đảng Xanh, phái chỉ trích chính sách khắc khổ của châu Âu, cho rằng thỏa thuận này là đáng thất vọng.
Theo họ, lẽ ra ngân sách châu Âu phải là công cụ quan trọng đối với đầu tư của châu Âu và cần là công cụ quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế của châu Âu. Tuy nhiên, cuộc tranh cãi về ngân sách 2012 của châu Âu vẫn chưa kết thúc, vì thỏa thuận mà các nhà thương lượng đưa ra vẫn cần được toàn thể Nghị viện và Hội đồng các bộ trưởng phê chuẩn./.
Thái Vân (TTXVNVietnam+)