Theo Reuters, Ủy ban NobelNa Uy ngày 12/10 cho biết Liên minh Châu Âu (EU) đã trở thành chủ nhân của giảiNobel Hòa bình năm 2012 nhờ vai trò lâu dài của liên minh này trong việc đoàn kếttoàn châu lục.
Giải thưởng này được xem là sự khích lệ tinh thần cho toàn khối trong bối cảnhhọ đang nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công.
Ủy ban trên đã tuyên dương EU gồm 27 nước thành viên về tiến trình tái thiết saucuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 và vì vai trò của liên minh này trong việc tăngcường sự ổn định cho các quốc gia cộng sản trước đây sau khi dỡ bỏ Bức tườngBerlin năm 1989.
Chủ tịch EU Herman Van Rompuy ngay sau đó tuyên bố rằng giải Nobel Hòa bình năm2012 là sự ghi công về hơn 6 thập niên các nước EU nỗ lực "vượt qua chiến tranhvà những phân cách."
"Giải thưởng này thừa nhận nỗ lực chung của các nước châu Âu nhằm vượt quachiến tranh cũng như những phân cách và cùng nhau định hình một lục địa của hòabình và thịnh vượng," nhà lãnh đạo này viết trên Twitter sau khi giải được côngbố ở Oslo.
Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg đã chúc mừng EU đoạt giải Nobel Hòa bình nhưngnhấn mạnh rằng nước ông, nơi chủ trì giải thưởng danh giá đó, vẫn không có kếhoạch gia nhập khối này.
"Xin chúc mừng EU về giải thưởng hòa bình năm nay để ghi nhận nỗ lực kiếntạo hòa bình của họ, và hãy tách khỏi vấn đề mối quan hệ của Na Uy với EU," ôngStoltenberg phát biểu với các nhà báo ngay sau khi giải thưởng được công bố, vànói thêm rằng "việc gia nhập không có trong chương trình nghị sự."
Giải Nobel Hòa bình vốn đã được trao cho rất nhiều thể chế kể từ khi giảinày ra đời vào năm 1901. Năm 2001, giải này đã được trao cho Liên hợp quốc vàTổng thư ký khi đó là ông Kofi Annan.
Hội Chữ thập Đỏ Quốc tế đứng đầu danh sách với 3 lần được trao giải vàocác năm 1917, 1944 và 1963.
Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn cũng đoạt giải 2 lần vàonăm 1954 và 1981.
Giải thưởng Nobel Hòa bình 2012 sẽ được trao tại Oslo vào ngày 10/12./.
Dưới đây là danh sách các thể chế từng đoạt giải Nobel Hòa bình: 1904: Viện Luật pháp Quốc tế 1910: Cơ quan Thường trực Hòa bình Quốc tế 1917: Hội Chữ thập Đỏ Quốc tế 1938: Văn phòng Quốc tế Nansen về người tị nạn 1944: Hội Chữ thập Đỏ Quốc tế 1947: Hội đồng hỗ trợ bè bạn (Anh), Ủy ban hỗ trợ bè bạn Mỹ (Mỹ) 1954: Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) 1963: Hội Chữ thập Đỏ Quốc tế và Liên đoàn các Hội chữ thập Đỏ 1965: Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) 1969: Tổ chức Lao động Quốc tế 1977: Tổ chức Ân xá Quốc tế 1981: Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) 1985: Hiệp hội Y sĩ Quốc tế Phòng ngừa Chiến tranh hạt nhân 1988: Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc 1995: Phong trào Pugwash 1997: Chương trình Quốc tế về cấm mìn sát thương 1999: Tổ chức Thầy thuốc không Biên giới 2001: Ông Kofi Annan (Ghana) và Liên hợp quốc 2005: Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổng giám đốc IAEA Mohamed ElBaradei (Ai Cập) 2007: Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc 2012: Liên minh châu Âu (EU) |