Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) kết thúc trưa 9/12, các nhà lãnh đạo khu vực đã nhất trí với những nguyên tắc nghiêm ngặt hơn về ngân sách đối với Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), nhưng không đạt đồng thuận về đề xuất của Pháp và Đức liên quan đến việc sửa đổi Hiệp ước Lisbon - văn bản pháp lý cao nhất để quản lý EU.
Thay vào đó, các nhà lãnh đạo quyết định soạn thảo một "Công ước tài chính" dựa trên các hiệp ước liên chính phủ, chỉ áp dụng cho Eurozone và những nước tham gia công ước này.
"Công ước tài chính" mới được xem là "nguyên tắc vàng" nhằm siết chặt kỷ luật về ngân sách với mục tiêu tránh lặp lại khủng hoảng nợ công, theo đó, mức trần "thâm hụt cơ cấu" hàng năm (được tính toán không tính đến những nhân tố chỉ xảy ra một lần như thanh toán nợ và những tác động đối với chu kỳ kinh tế) không vượt quá 0,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trước đây là 0%.
Các quy định nghiêm ngặt hơn sẽ được áp dụng đối với các thể chế của các nước tham gia dưới sự giám sát của Tòa án Hiến pháp châu Âu.
Các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng tự động đối với những nước vi phạm mức trần thâm hụt ngân sách nhà nước là 3% GDP, theo quy định trong Hiệp ước về tăng trưởng và ổn định đối với Eurozone, trừ phi nhiều nước tham gia phản đối.
Các nước cam kết tìm cách thúc đẩy sự hội nhập về tài chính nhằm phản ánh tốt hơn mức độ phụ thuộc lẫn nhau trong EU, nhưng không đạt đồng thuận về ý tưởng phát hành "trái phiếu euro."
Hội nghị nhất trí về một số biện pháp nhằm thuyết phục thị trường tin rằng họ đủ sức dựng "bức tường lửa" hiệu quả để ngăn chặn khủng hoảng nợ công bùng phát trong toàn khu vực.
Theo kế hoạch, Quỹ cứu trợ khủng hoảng dài hạn mang tên Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) sẽ được tăng cường và có hiệu lực từ tháng 7/2012. Các nhà lãnh đạo sẽ đánh giá lại xem giới hạn 500 tỷ euro có thỏa đáng đối với quỹ này hay không, trong khi các nước thành viên khu vực trong 10 ngày tới sẽ xem xét và cam kết chuyển các khoản vay song phương trị giá 200 tỷ euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để định chế này có tiền hỗ trợ những nước Eurozone gặp khó khăn về tài chính.
Hội nghị cũng hy vọng hành động tương tự từ cộng đồng quốc tế.
Về sự tham gia của khu vực tư nhân trong nỗ lực đối phó khủng hoảng nợ công, các nhà lãnh đạo thừa nhận quyết định buộc các nhà đầu tư tư nhân phải chịu thiệt hại khi mua trái phiếu chính phủ của Hy Lạp là phản tác dụng và sẽ không được lặp lại.
"Công ước tài chính" sẽ có tính ràng buộc về pháp lý thông qua một thỏa thuận được ký vào tháng 3/2012 hoặc sớm hơn, giữa 17 nước thành viên Eurozone, cùng với Bulgaria, Đan Mạch, Latvia, Litva, Ba Lan và Romania.
Cộng hòa Séc và Thụy Điển đang tham vấn các cơ quan lập pháp hai nước này trước khi quyết định có tham gia hay không, trong khi Anh và Hungaria quyết định đứng ngoài cuộc.
Sự thiếu đồng thuận về kế hoạch thay đổi Hiệp ước Lisbon bắt nguồn sự phản đối của Anh. Thủ đô London rộng một dặm vuông của xứ sở sương mù là nơi đóng đô của 75% ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, nhưng Chính phủ Anh phản đối đề xuất của Pháp và Đức về áp thuế giao dịch tài chính cũng như những quy định mới nhằm kiểm soát các giao dịch này.
Theo Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy, Thủ tướng Anh David Cameron chỉ đồng ý thay đổi văn bản pháp lý này với điều kiện hiệp ước sửa đổi được đính kèm một điều khoản dành cho Anh một số miễn trừ đối với các quy định về dịch vụ tài chính.
Các nước EU khác phản đối lập trường của ông Cameron với lý do những khó khăn tài chính trên thế giới bắt nguồn từ việc lơ là quy định trong khu vực tài chính./.
Thay vào đó, các nhà lãnh đạo quyết định soạn thảo một "Công ước tài chính" dựa trên các hiệp ước liên chính phủ, chỉ áp dụng cho Eurozone và những nước tham gia công ước này.
"Công ước tài chính" mới được xem là "nguyên tắc vàng" nhằm siết chặt kỷ luật về ngân sách với mục tiêu tránh lặp lại khủng hoảng nợ công, theo đó, mức trần "thâm hụt cơ cấu" hàng năm (được tính toán không tính đến những nhân tố chỉ xảy ra một lần như thanh toán nợ và những tác động đối với chu kỳ kinh tế) không vượt quá 0,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trước đây là 0%.
Các quy định nghiêm ngặt hơn sẽ được áp dụng đối với các thể chế của các nước tham gia dưới sự giám sát của Tòa án Hiến pháp châu Âu.
Các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng tự động đối với những nước vi phạm mức trần thâm hụt ngân sách nhà nước là 3% GDP, theo quy định trong Hiệp ước về tăng trưởng và ổn định đối với Eurozone, trừ phi nhiều nước tham gia phản đối.
Các nước cam kết tìm cách thúc đẩy sự hội nhập về tài chính nhằm phản ánh tốt hơn mức độ phụ thuộc lẫn nhau trong EU, nhưng không đạt đồng thuận về ý tưởng phát hành "trái phiếu euro."
Hội nghị nhất trí về một số biện pháp nhằm thuyết phục thị trường tin rằng họ đủ sức dựng "bức tường lửa" hiệu quả để ngăn chặn khủng hoảng nợ công bùng phát trong toàn khu vực.
Theo kế hoạch, Quỹ cứu trợ khủng hoảng dài hạn mang tên Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) sẽ được tăng cường và có hiệu lực từ tháng 7/2012. Các nhà lãnh đạo sẽ đánh giá lại xem giới hạn 500 tỷ euro có thỏa đáng đối với quỹ này hay không, trong khi các nước thành viên khu vực trong 10 ngày tới sẽ xem xét và cam kết chuyển các khoản vay song phương trị giá 200 tỷ euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để định chế này có tiền hỗ trợ những nước Eurozone gặp khó khăn về tài chính.
Hội nghị cũng hy vọng hành động tương tự từ cộng đồng quốc tế.
Về sự tham gia của khu vực tư nhân trong nỗ lực đối phó khủng hoảng nợ công, các nhà lãnh đạo thừa nhận quyết định buộc các nhà đầu tư tư nhân phải chịu thiệt hại khi mua trái phiếu chính phủ của Hy Lạp là phản tác dụng và sẽ không được lặp lại.
"Công ước tài chính" sẽ có tính ràng buộc về pháp lý thông qua một thỏa thuận được ký vào tháng 3/2012 hoặc sớm hơn, giữa 17 nước thành viên Eurozone, cùng với Bulgaria, Đan Mạch, Latvia, Litva, Ba Lan và Romania.
Cộng hòa Séc và Thụy Điển đang tham vấn các cơ quan lập pháp hai nước này trước khi quyết định có tham gia hay không, trong khi Anh và Hungaria quyết định đứng ngoài cuộc.
Sự thiếu đồng thuận về kế hoạch thay đổi Hiệp ước Lisbon bắt nguồn sự phản đối của Anh. Thủ đô London rộng một dặm vuông của xứ sở sương mù là nơi đóng đô của 75% ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, nhưng Chính phủ Anh phản đối đề xuất của Pháp và Đức về áp thuế giao dịch tài chính cũng như những quy định mới nhằm kiểm soát các giao dịch này.
Theo Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy, Thủ tướng Anh David Cameron chỉ đồng ý thay đổi văn bản pháp lý này với điều kiện hiệp ước sửa đổi được đính kèm một điều khoản dành cho Anh một số miễn trừ đối với các quy định về dịch vụ tài chính.
Các nước EU khác phản đối lập trường của ông Cameron với lý do những khó khăn tài chính trên thế giới bắt nguồn từ việc lơ là quy định trong khu vực tài chính./.
(TTXVN/Vietnam+)