Trong một nỗ lực mới nhằm trấn áp khủng bố và tội phạm, mới đây Ủy ban Châu Âu (EC) đã yêu cầu tất cả các hãng vận chuyển hàng không có chuyến bay đi và đến 27 quốc gia thành viên cung cấp thông tin cá nhân của hành khách, bao gồm cả thông tin thẻ tín dụng.
Tuy nhiên, đề nghị trên đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối của một vài quan chức lập pháp của Liên minh châu Âu (EU), những người chủ trương ủng hộ quyền bí mật thông tin cá nhân của công dân.
EC cho rằng các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh hàng không mà Mỹ đã sử dụng trước tiên là để ngăn chặn sự lặp lại thảm họa tấn công khủng bố ngày 9/11/2001, tuy nhiên, theo EC, hệ thống lưu trữ danh tính hành khách (PNR) cũng là một công cụ quan trọng để truy xét tội phạm buôn người và buôn ma túy.
Phát biểu với các phóng viên hồi đầu tháng này , Bà Cecilia Malmstroem, Ủy viên châu Âu phụ trách An ninh Nội địa, nhấn mạnh: “Đây (PNR) là một công cụ để đấu tranh chống khủng bố, song nó cũng thích hợp để truy bắt tội phạm ma túy và theo dõi sự di chuyển của loại tội phạm này.”
Malmstroem cũng nói thêm rằng EU đã gánh chịu một khoản tổn thất lên đến gần 5,8 tỷ euro vì tội phạm buôn lậu ma túy trong năm 2008. Bà nói “Chống khủng bố là hết sức quan trọng và mọi biện pháp phải được thực thi để chống loại tội phạm này, nhưng các loại tội phạm khác - như buôn bán ma túy - lại xảy ra thường xuyên hơn nên công cụ để chống khủng bố cũng là công cụ hữu hiệu để phòng chống những tội phạm nguy hiểm.”
Hiện nay Anh được coi là nước sốt sắng nhất trong việc triển khai hệ thống PNR của tất cả các chuyến bay trong EU, tuy nhiên Ủy ban Châu Âu hiện mới chỉ đề xuất áp dụng hệ thống này trên các chuyến bay quốc tế đi và đến EU.
Hiện vẫn tồn tại mối quan ngại rằng công cụ này sẽ ảnh hưởng tới quyền riêng tư của công dân. Song, bà Malmstroem khẳng định rằng EC sẽ tôn trọng các thông tin nhạy cảm của hành khách như thể tôn trọng tôn giáo hoặc chủng tộc của từng cá nhân.
Jan Philipp Albrecht, lãnh đạo Đảng Xanh trong Nghị viện châu Âu, đã công khai phản đối đề xuất mà ông miêu tả là “một cú đấm mới” vào các quyền cơ bản của người dân châu Âu. Ông nói: “Sao chép mô hình này (từ Mỹ) - một mô hình vi phạm các quyền tự do dân sự của công dân EU - sẽ là điều cuối cùng mà chúng ta làm”./.
Tuy nhiên, đề nghị trên đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối của một vài quan chức lập pháp của Liên minh châu Âu (EU), những người chủ trương ủng hộ quyền bí mật thông tin cá nhân của công dân.
EC cho rằng các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh hàng không mà Mỹ đã sử dụng trước tiên là để ngăn chặn sự lặp lại thảm họa tấn công khủng bố ngày 9/11/2001, tuy nhiên, theo EC, hệ thống lưu trữ danh tính hành khách (PNR) cũng là một công cụ quan trọng để truy xét tội phạm buôn người và buôn ma túy.
Phát biểu với các phóng viên hồi đầu tháng này , Bà Cecilia Malmstroem, Ủy viên châu Âu phụ trách An ninh Nội địa, nhấn mạnh: “Đây (PNR) là một công cụ để đấu tranh chống khủng bố, song nó cũng thích hợp để truy bắt tội phạm ma túy và theo dõi sự di chuyển của loại tội phạm này.”
Malmstroem cũng nói thêm rằng EU đã gánh chịu một khoản tổn thất lên đến gần 5,8 tỷ euro vì tội phạm buôn lậu ma túy trong năm 2008. Bà nói “Chống khủng bố là hết sức quan trọng và mọi biện pháp phải được thực thi để chống loại tội phạm này, nhưng các loại tội phạm khác - như buôn bán ma túy - lại xảy ra thường xuyên hơn nên công cụ để chống khủng bố cũng là công cụ hữu hiệu để phòng chống những tội phạm nguy hiểm.”
Hiện nay Anh được coi là nước sốt sắng nhất trong việc triển khai hệ thống PNR của tất cả các chuyến bay trong EU, tuy nhiên Ủy ban Châu Âu hiện mới chỉ đề xuất áp dụng hệ thống này trên các chuyến bay quốc tế đi và đến EU.
Hiện vẫn tồn tại mối quan ngại rằng công cụ này sẽ ảnh hưởng tới quyền riêng tư của công dân. Song, bà Malmstroem khẳng định rằng EC sẽ tôn trọng các thông tin nhạy cảm của hành khách như thể tôn trọng tôn giáo hoặc chủng tộc của từng cá nhân.
Jan Philipp Albrecht, lãnh đạo Đảng Xanh trong Nghị viện châu Âu, đã công khai phản đối đề xuất mà ông miêu tả là “một cú đấm mới” vào các quyền cơ bản của người dân châu Âu. Ông nói: “Sao chép mô hình này (từ Mỹ) - một mô hình vi phạm các quyền tự do dân sự của công dân EU - sẽ là điều cuối cùng mà chúng ta làm”./.
Thái Vân/Brussel (Vietnam+)