Ngày 19/3, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẵn sàng đề nghị viện trợ cho Hy Lạp.
Trong một thông cáo đưa ra tối 19/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso nêu rõ EC sẵn sàng đề xuất một công cụ được xây dựng dựa trên hệ thống các khoản vay song phương.
Ông Barroso cho biết công cụ này sẽ phù hợp với quy định cứu trợ tài chính của khu vực đồng euro (eurozone). Tuy nhiên, ông cho rằng việc xây dựng một công cụ như vậy không đồng nghĩa với việc nó sẽ có hiệu lực ngay lập tức.
Chủ tịch EC kêu gọi Đức, một trong những nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro, và các nền kinh tế khác sử dụng đồng tiền chung sớm dành cho Hy Lạp khoản cứu trợ cả gói để giúp nước này vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou nói tại Brussels rằng Hy Lạp có thể sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nếu các đối tác trong EU không đưa ra những cam kết cụ thể tại Hội nghị thượng đỉnh EU dự kiến diễn ra vào ngày 25-26/3 nhằm giúp nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ nhà nước và thâm hụt ngân sách.
Trong khi đó, giới chức EU cùng ngày đã lên tiếng hối thúc EU sớm đi đến được một thỏa thuận cụ thể nhằm cứu Hy Lạp khỏi cuộc khủng hoảng nợ hiện nay tại hội nghị thượng đỉnh của khối vào tuần tới.
Dự kiến, các nhà lãnh đạo EU sẽ gặp nhau tại Brussels vào ngày 25-26/3, trong đó vấn đề khủng hoảng nợ của Hy Lạp là chương trình nghị sự hàng đầu.
Hiện các nước châu Âu đang chia rẽ xung quanh vấn đề sự "can thiệp IMF" đối với cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp. Đức, một trong số nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro, và một số nước khác như Hà Lan, Phần Lan và Italy, ở những mức độ khác nhau, đều ủng hộ việc can thiệp của IMF đối với cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp.
Trong khi đó Pháp vẫn kiên quyết lập trường cho rằng vấn đề Hy Lạp là vấn đề của nội bộ khu vực đồng euro./.
Trong một thông cáo đưa ra tối 19/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso nêu rõ EC sẵn sàng đề xuất một công cụ được xây dựng dựa trên hệ thống các khoản vay song phương.
Ông Barroso cho biết công cụ này sẽ phù hợp với quy định cứu trợ tài chính của khu vực đồng euro (eurozone). Tuy nhiên, ông cho rằng việc xây dựng một công cụ như vậy không đồng nghĩa với việc nó sẽ có hiệu lực ngay lập tức.
Chủ tịch EC kêu gọi Đức, một trong những nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro, và các nền kinh tế khác sử dụng đồng tiền chung sớm dành cho Hy Lạp khoản cứu trợ cả gói để giúp nước này vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou nói tại Brussels rằng Hy Lạp có thể sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nếu các đối tác trong EU không đưa ra những cam kết cụ thể tại Hội nghị thượng đỉnh EU dự kiến diễn ra vào ngày 25-26/3 nhằm giúp nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ nhà nước và thâm hụt ngân sách.
Trong khi đó, giới chức EU cùng ngày đã lên tiếng hối thúc EU sớm đi đến được một thỏa thuận cụ thể nhằm cứu Hy Lạp khỏi cuộc khủng hoảng nợ hiện nay tại hội nghị thượng đỉnh của khối vào tuần tới.
Dự kiến, các nhà lãnh đạo EU sẽ gặp nhau tại Brussels vào ngày 25-26/3, trong đó vấn đề khủng hoảng nợ của Hy Lạp là chương trình nghị sự hàng đầu.
Hiện các nước châu Âu đang chia rẽ xung quanh vấn đề sự "can thiệp IMF" đối với cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp. Đức, một trong số nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro, và một số nước khác như Hà Lan, Phần Lan và Italy, ở những mức độ khác nhau, đều ủng hộ việc can thiệp của IMF đối với cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp.
Trong khi đó Pháp vẫn kiên quyết lập trường cho rằng vấn đề Hy Lạp là vấn đề của nội bộ khu vực đồng euro./.
(TTXVN/Vietnam+)