Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, chiều 27/6 (giờ địa phương), các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh mùa Hè, kéo dài trong hai ngày 27-28/6.
Đây là hội nghị thượng đỉnh cuối cùng trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU của Ireland.
Những chủ đề chính được đưa vào chương trình nghị sự kỳ hội nghị này đều là những vấn đề cấp bách đối với EU như thất nghiệp trong thanh niên, thiết lập liên minh ngân hàng, những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và tăng cường tài chính cho nền kinh tế, cùng với những vấn đề liên quan đến việc mở rộng khối và đối ngoại.
Trước cuộc họp, Ủy ban châu Âu (EC) đã có những kiến nghị về từng chủ đề trên và Chủ tịch EC José Manuel Barroso đã viết thư gửi tất cả các nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu chính phủ các nước thành viên EU, kêu gọi sự đồng thuận để giải quyết những thách thức này.
Thất nghiệp một lần nữa lại nổi lên là vấn đề được các nhà lãnh đạo EU chú trọng hàng đầu khi hiện có gần 6 triệu người châu Âu dưới 25 tuổi không việc làm và tổng số người không có việc làm, không được đào tạo là 7,5 triệu người. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp đã tăng lên 23,5% trong quý đầu năm nay.
Ở một số nước, hơn một nửa số thanh niên bị thất nghiệp. Bản kiến nghị hành động nhằm giải quyết tình trạng thanh niên thất nghiệp của EC đã đưa ra những ý tưởng mới về các cách thức tạo việc làm cho sinh viên, đồng thời thúc giục các chính phủ nhanh chóng thực hiện những phương thức đã được nhất trí - như Sáng kiến Việc làm cho thanh niên (YEI) và Kế hoạch bảo đảm việc làm cho thanh niên (Youth Guarantee).
Kế hoạch này được hy vọng sẽ giúp thanh niên có việc làm thích hợp, được học nghề, thực tập hoặc tiếp tục được đào tạo trong vòng 4 tháng sau khi rời ghế nhà trường hoặc bị thất nghiệp. Tuy nhiên, lâu nay ngân quỹ là trở ngại lớn nhất vì bất đồng dai dẳng trong nội bộ EU về tỷ lệ đóng góp.
Vấn đề thứ hai được các nhà lãnh đạo EU quan tâm là thúc đẩy thiết lập liên minh ngân hàng - một kế hoạch được coi là thiết yếu để đảm bảo tương lai ổn định lâu dài cho đồng tiền chung. Việc các bộ trưởng Tài chính EU sáng 27/6 đạt được thỏa thuận về các biện pháp mới giải cứu ngân hàng được coi là một động lực cho các nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh, cho phép "hạ hỏa" nỗi tức giận của người dân đối với việc dùng công quỹ để giải cứu các ngân hàng trong những năm qua.
[EU đạt thỏa thuận về quy định giải cứu ngân hàng]
Theo thỏa thuận mới, các chính phủ buộc phải can thiệp và cứu trợ những người cho vay trước để tránh sự sụp đổ của cả hệ thống ngân hàng, như vậy sẽ giúp những người đóng thuế không phải chịu gánh nặng từ các biện pháp giải cứu ngân hàng.
Trong bối cảnh chính sách tiền tệ được siết chặt, ngày càng ít ngân hàng muốn cho vay, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ trong khi đây là "xương sống" của nền kinh tế. Tuy nhiên, Ngân hàng Đầu tư châu Âu cho biết sẽ tăng mức cho vay của họ lên 60 tỷ ơrô mỗi năm kể từ năm 2015.
Ngay trước thềm hội nghị, Ủy ban châu Âu đã đệ trình một kiến nghị cắt giảm 6% chi tiêu của EU trong năm tới, cụ thể ngân quỹ dành cho lĩnh vực cải cách cơ cấu của những nước nghèo nhất trong số 27 nước thành viên bị cắt giảm khoảng 13,5% xuống còn 47,6 tỷ euro. Trong khi đó, chi tiêu cho lĩnh vực môi trường trong chính sách nông nghiệp chung sẽ bị giảm 4,7%...
Trong bối cảnh hiện nay, các nhà lãnh đạo cũng như các thể chế của EU đang phải chạy đua với thời gian để nhất trí về ngân sách dài hạn EU giai đoạn 2014-2020, hiện được dự kiến vào khoảng 960 tỷ euro, thấp hơn đáng kể so với đề xuất 1.000 tỷ euro ban đầu của EC.
Ngoài ra, những vấn đề về việc khởi động quá trình thương lượng để Serbia gia nhập EU, mối quan hệ giữa EU với các đối tác chiến lược, việc Látvia trở thành thành viên thứ 18 của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và việc Croatia chính thức trở thành thành viên EU cũng được đưa ra bàn thảo tại hội nghị./.
Đây là hội nghị thượng đỉnh cuối cùng trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU của Ireland.
Những chủ đề chính được đưa vào chương trình nghị sự kỳ hội nghị này đều là những vấn đề cấp bách đối với EU như thất nghiệp trong thanh niên, thiết lập liên minh ngân hàng, những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và tăng cường tài chính cho nền kinh tế, cùng với những vấn đề liên quan đến việc mở rộng khối và đối ngoại.
Trước cuộc họp, Ủy ban châu Âu (EC) đã có những kiến nghị về từng chủ đề trên và Chủ tịch EC José Manuel Barroso đã viết thư gửi tất cả các nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu chính phủ các nước thành viên EU, kêu gọi sự đồng thuận để giải quyết những thách thức này.
Thất nghiệp một lần nữa lại nổi lên là vấn đề được các nhà lãnh đạo EU chú trọng hàng đầu khi hiện có gần 6 triệu người châu Âu dưới 25 tuổi không việc làm và tổng số người không có việc làm, không được đào tạo là 7,5 triệu người. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp đã tăng lên 23,5% trong quý đầu năm nay.
Ở một số nước, hơn một nửa số thanh niên bị thất nghiệp. Bản kiến nghị hành động nhằm giải quyết tình trạng thanh niên thất nghiệp của EC đã đưa ra những ý tưởng mới về các cách thức tạo việc làm cho sinh viên, đồng thời thúc giục các chính phủ nhanh chóng thực hiện những phương thức đã được nhất trí - như Sáng kiến Việc làm cho thanh niên (YEI) và Kế hoạch bảo đảm việc làm cho thanh niên (Youth Guarantee).
Kế hoạch này được hy vọng sẽ giúp thanh niên có việc làm thích hợp, được học nghề, thực tập hoặc tiếp tục được đào tạo trong vòng 4 tháng sau khi rời ghế nhà trường hoặc bị thất nghiệp. Tuy nhiên, lâu nay ngân quỹ là trở ngại lớn nhất vì bất đồng dai dẳng trong nội bộ EU về tỷ lệ đóng góp.
Vấn đề thứ hai được các nhà lãnh đạo EU quan tâm là thúc đẩy thiết lập liên minh ngân hàng - một kế hoạch được coi là thiết yếu để đảm bảo tương lai ổn định lâu dài cho đồng tiền chung. Việc các bộ trưởng Tài chính EU sáng 27/6 đạt được thỏa thuận về các biện pháp mới giải cứu ngân hàng được coi là một động lực cho các nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh, cho phép "hạ hỏa" nỗi tức giận của người dân đối với việc dùng công quỹ để giải cứu các ngân hàng trong những năm qua.
[EU đạt thỏa thuận về quy định giải cứu ngân hàng]
Theo thỏa thuận mới, các chính phủ buộc phải can thiệp và cứu trợ những người cho vay trước để tránh sự sụp đổ của cả hệ thống ngân hàng, như vậy sẽ giúp những người đóng thuế không phải chịu gánh nặng từ các biện pháp giải cứu ngân hàng.
Trong bối cảnh chính sách tiền tệ được siết chặt, ngày càng ít ngân hàng muốn cho vay, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ trong khi đây là "xương sống" của nền kinh tế. Tuy nhiên, Ngân hàng Đầu tư châu Âu cho biết sẽ tăng mức cho vay của họ lên 60 tỷ ơrô mỗi năm kể từ năm 2015.
Ngay trước thềm hội nghị, Ủy ban châu Âu đã đệ trình một kiến nghị cắt giảm 6% chi tiêu của EU trong năm tới, cụ thể ngân quỹ dành cho lĩnh vực cải cách cơ cấu của những nước nghèo nhất trong số 27 nước thành viên bị cắt giảm khoảng 13,5% xuống còn 47,6 tỷ euro. Trong khi đó, chi tiêu cho lĩnh vực môi trường trong chính sách nông nghiệp chung sẽ bị giảm 4,7%...
Trong bối cảnh hiện nay, các nhà lãnh đạo cũng như các thể chế của EU đang phải chạy đua với thời gian để nhất trí về ngân sách dài hạn EU giai đoạn 2014-2020, hiện được dự kiến vào khoảng 960 tỷ euro, thấp hơn đáng kể so với đề xuất 1.000 tỷ euro ban đầu của EC.
Ngoài ra, những vấn đề về việc khởi động quá trình thương lượng để Serbia gia nhập EU, mối quan hệ giữa EU với các đối tác chiến lược, việc Látvia trở thành thành viên thứ 18 của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và việc Croatia chính thức trở thành thành viên EU cũng được đưa ra bàn thảo tại hội nghị./.
(TTXVN)