Những dấu hiệu tích cực về kinh tế Đức và Mỹ đã bù lại những lo ngại về triển vọng của các đợt phát hành trái phiếu của một số nước vào cuối tuần này, nhờ đó nâng giá đồng tiền chung châu Âu trong phiên giao dịch ngày 9/1 tại châu Á.
Đồng euro đã phục hồi từ mức thấp nhất trong 16 tháng là 1,2666 USD lên 1,2748 USD, tăng khoảng 0,2% trong ngày.
Theo số liệu vừa công bố, xuất khẩu của Đức tăng 2,5% trong tháng 11/2011, bất ngờ làm tăng thặng dư thương mại, một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ vẫn vượt các nước khác trong khu vực. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 12/2011 giảm xuống 8,5%, mức thấp nhất trong gần 3 năm qua, khi 200.000 việc làm mới được tạo ra.
Tuy nhiên, đồng euro không nhận được nhiều sự hỗ trợ trước các số liệu kinh tế vừa được công bố, trong khi khi thị trường đang chờ đợi các sự kiện quan trọng sẽ diễn ra trong tuần này.
Các nhà đầu tư đang tập trung chú ý vào cuộc họp tại Berlin giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vào cuối ngày, mặc dù những hy vọng về bất cứ quyết định quan trọng nào là không cao. Tuần này cũng sẽ diễn ra các đợt phát hành trái phiếu chính phủ ở một số nước, trong đó có Italy và Tây Ban Nha.
Một yếu tố khác cũng đang xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư là bài báo trên tạp chí Der Spiegel của Đức nói rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã mất niềm tin vào khả năng phục hồi nền tảng tài chính công cũng như thanh toán nợ của Hy Lạp. Thêm vào đó, giới phân tích cho rằng việc xóa 50% số nợ của Hy Lạp là không đủ để giải quyết khối nợ lớn của nước này.
Các nhà đầu tư cũng lo ngại về tình hình của Hungary sau khi cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings cuối tuần trước đã hạ xếp hạng của nước này một bậc xuống BB+, với triển vọng tiêu cực, khiến trái phiếu của quốc gia châu Âu này bị liệt vào hàng rủi ro cao và cho thấy môi trường đầu tư ở đây sẽ không thuận lợi./.
Đồng euro đã phục hồi từ mức thấp nhất trong 16 tháng là 1,2666 USD lên 1,2748 USD, tăng khoảng 0,2% trong ngày.
Theo số liệu vừa công bố, xuất khẩu của Đức tăng 2,5% trong tháng 11/2011, bất ngờ làm tăng thặng dư thương mại, một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ vẫn vượt các nước khác trong khu vực. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 12/2011 giảm xuống 8,5%, mức thấp nhất trong gần 3 năm qua, khi 200.000 việc làm mới được tạo ra.
Tuy nhiên, đồng euro không nhận được nhiều sự hỗ trợ trước các số liệu kinh tế vừa được công bố, trong khi khi thị trường đang chờ đợi các sự kiện quan trọng sẽ diễn ra trong tuần này.
Các nhà đầu tư đang tập trung chú ý vào cuộc họp tại Berlin giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vào cuối ngày, mặc dù những hy vọng về bất cứ quyết định quan trọng nào là không cao. Tuần này cũng sẽ diễn ra các đợt phát hành trái phiếu chính phủ ở một số nước, trong đó có Italy và Tây Ban Nha.
Một yếu tố khác cũng đang xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư là bài báo trên tạp chí Der Spiegel của Đức nói rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã mất niềm tin vào khả năng phục hồi nền tảng tài chính công cũng như thanh toán nợ của Hy Lạp. Thêm vào đó, giới phân tích cho rằng việc xóa 50% số nợ của Hy Lạp là không đủ để giải quyết khối nợ lớn của nước này.
Các nhà đầu tư cũng lo ngại về tình hình của Hungary sau khi cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings cuối tuần trước đã hạ xếp hạng của nước này một bậc xuống BB+, với triển vọng tiêu cực, khiến trái phiếu của quốc gia châu Âu này bị liệt vào hàng rủi ro cao và cho thấy môi trường đầu tư ở đây sẽ không thuận lợi./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)