Sau hai ngày họp (18-19/6) tại Luxembourg, bộ trưởng tài chính các nước khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức liên quan đến gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp và tiếp tục gây sức ép yêu cầu Athens phải áp dụng các biện pháp kinh tế khắc khổ.
Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc họp, các quan chức tài chính Eurozone cam kết sẽ xem xét dành cho Hy Lạp gói cứu trợ thứ hai ước tính khoảng 12 tỷ euro và việc giải ngân dự kiến có thể được thực hiện vào giữa tháng Bảy tới.
Tuy nhiên các bộ trưởng khẳng định điều kiện tiên quyết cho việc giải ngân là Quốc hội Hy Lạp phải thông qua luật về cải cách tài chính, thúc đẩy tư nhân hóa và thực hiện các biện pháp "thắt lưng buộc bụng."
Các nguồn tin châu Âu cho biết sáng sớm 20/6, bộ trưởng tài chính Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G-7) còn tiến hành một hội nghị trực tuyến thảo luận về cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp. Hội nghị được tổ chức để cung cấp thông tin mới nhất cho các bộ trưởng tài chính Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh về những cuộc thảo luận đang diễn ra giữa các bộ trưởng tài chính của Eurozone về vấn đề Hy Lạp.
Trong hơn một năm qua, Hy Lạp đã nhận được phần lớn số tiền trong gói cứu trợ thứ nhất của quốc tế trị giá 110 tỷ euro (tương đương 160 tỷ USD). Tuy nhiên cho đến nay, tình hình tài chính của nước này vẫn không được cải thiện và nợ công hiện đã lên tới 350 tỷ euro. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo nếu không được cấp thêm khoản vay khẩn cấp 12 tỷ euro trong tháng Bảy tới, Hy Lạp có thể bị vỡ nợ.
Trong bối cảnh kinh tế đất nước khó khăn và trước sức ép của các nhà cho vay quốc tế, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã phải công bố một chương trình tiết kiệm chi tiêu mới trong 5 năm, chủ yếu tập trung vào các biện pháp tăng thuế, cắt giảm chi tiêu và tư nhân hoá các tài sản của nhà nước.
Tuy nhiên việc thực thi các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" này sẽ tác động tiêu cực đến đời sống vốn đã khó khăn của người lao động Hy Lạp và đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến nhiều hành động phản kháng ở nước này thời gian qua.
Phát biểu trước Quốc hội ngày 19/6, Thủ tướng George Papandreou kêu gọi người dân ủng hộ các biện pháp kinh tế thắt chặt của chính phủ để có thể đổi lấy các khoản cứu trợ quốc tế, tránh để đất nước rơi vào thảm họa.
Cùng ngày, khoảng 3.000 người Hy Lạp thuộc nhiều lứa tuổi, tầng lớp đã biểu tình trước trụ sở quốc hội ở Thủ đô Athens để phản đối các biện pháp kinh tế khắc khổ. Đây là cuộc biểu tình trong ngày Chủ nhật thứ tư liên tiếp của người lao động Hy Lạp xung quanh vấn đề trên./.
Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc họp, các quan chức tài chính Eurozone cam kết sẽ xem xét dành cho Hy Lạp gói cứu trợ thứ hai ước tính khoảng 12 tỷ euro và việc giải ngân dự kiến có thể được thực hiện vào giữa tháng Bảy tới.
Tuy nhiên các bộ trưởng khẳng định điều kiện tiên quyết cho việc giải ngân là Quốc hội Hy Lạp phải thông qua luật về cải cách tài chính, thúc đẩy tư nhân hóa và thực hiện các biện pháp "thắt lưng buộc bụng."
Các nguồn tin châu Âu cho biết sáng sớm 20/6, bộ trưởng tài chính Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G-7) còn tiến hành một hội nghị trực tuyến thảo luận về cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp. Hội nghị được tổ chức để cung cấp thông tin mới nhất cho các bộ trưởng tài chính Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh về những cuộc thảo luận đang diễn ra giữa các bộ trưởng tài chính của Eurozone về vấn đề Hy Lạp.
Trong hơn một năm qua, Hy Lạp đã nhận được phần lớn số tiền trong gói cứu trợ thứ nhất của quốc tế trị giá 110 tỷ euro (tương đương 160 tỷ USD). Tuy nhiên cho đến nay, tình hình tài chính của nước này vẫn không được cải thiện và nợ công hiện đã lên tới 350 tỷ euro. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo nếu không được cấp thêm khoản vay khẩn cấp 12 tỷ euro trong tháng Bảy tới, Hy Lạp có thể bị vỡ nợ.
Trong bối cảnh kinh tế đất nước khó khăn và trước sức ép của các nhà cho vay quốc tế, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã phải công bố một chương trình tiết kiệm chi tiêu mới trong 5 năm, chủ yếu tập trung vào các biện pháp tăng thuế, cắt giảm chi tiêu và tư nhân hoá các tài sản của nhà nước.
Tuy nhiên việc thực thi các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" này sẽ tác động tiêu cực đến đời sống vốn đã khó khăn của người lao động Hy Lạp và đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến nhiều hành động phản kháng ở nước này thời gian qua.
Phát biểu trước Quốc hội ngày 19/6, Thủ tướng George Papandreou kêu gọi người dân ủng hộ các biện pháp kinh tế thắt chặt của chính phủ để có thể đổi lấy các khoản cứu trợ quốc tế, tránh để đất nước rơi vào thảm họa.
Cùng ngày, khoảng 3.000 người Hy Lạp thuộc nhiều lứa tuổi, tầng lớp đã biểu tình trước trụ sở quốc hội ở Thủ đô Athens để phản đối các biện pháp kinh tế khắc khổ. Đây là cuộc biểu tình trong ngày Chủ nhật thứ tư liên tiếp của người lao động Hy Lạp xung quanh vấn đề trên./.
(TTXVN/Vietnam+)