Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) và các đối tác lớn trên thế giới tăng cường cứu trợ tài chính cho Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sau khi EU không thể hiện thực mục tiêu huy động 200 tỷ euro cho thể chế tài chính này.
Theo ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Eurozone, việc Anh từ chối đóng góp tài chính khiến Eurozone không thể huy động đủ 200 tỷ euro cho IMF theo như quyết định được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh EU hôm 9/12, để thể chế này có thêm nguồn tài chính hỗ trợ Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF).
Do phải gồng mình chống chọi cuộc khủng hoảng nợ công có nguy cơ lan rộng, 17 nước Eurozone chỉ đủ khả năng hỗ trợ 150 tỷ euro cho IMF thông qua các khoản cho vay song phương để IMF có khả năng tung tiền cứu trợ một thành viên nào đó của Eurozone khi cần.
[ECB cảnh báo năm mới đầy sóng gió với Eurozone]
Là trụ cột của Eurozone, Đức sẽ là nước đóng góp nhiều nhất với 41,5 tỷ euro. Kế đó là Pháp với 31,4 tỷ euro. Các nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư là Italy và Tây Ba Nha được phân bổ 23,48 tỷ euro và 14,86 tỷ euro.
Các nước có trọng trách lớn khác là Hà Lan với 13,86 tỷ euro và Bỉ với 9,99 tỷ euro. Ba nước Eurozone, đã phải nhận cứu trợ quốc tế là Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha, sẽ được miễn trách nhiệm đóng góp.
Ngoài ra, bốn nước EU vẫn đứng ngoài Eurozone là Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Ba Lan và Thụy Điển cũng cam kết cho IMF vay để sử dụng vào việc bình ổn liên minh tiền tệ này.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Đức, Jens Weidmann, tuyên bố Berlin sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ tài chính với điều kiện có sự chia sẻ gánh nặng trong số các thành viên IMF. Nếu các thành viên lớn có ý định nói rằng "chúng tôi sẽ không tham gia," Đức phải xem xét lại lập trường.
Phát ngôn viên IMF đã hoan nghênh các bộ trưởng tài chính EU đã ủng hộ kế hoạch gia tăng các nguồn lực tài chính cho IMF và khẳng định IMF sẽ nỗ lực làm tốt trách nhiệm đối với các thành viên. Eurozone hy vọng các khoản vay thông qua các ngân hàng trung ương của khu vực dành cho IMF sẽ khuyến khích các nước ngoài châu Âu hỗ trợ tài chính cho "lục địa già" thông qua IMF.
Cho dù vẫn giữ quan điểm không đóng góp cứu trợ Eurozone, nhưng London vẫn đánh đi tín hiệu sẽ hỗ trợ thêm tài chính cho IMF thông qua cơ cấu của G20. Bộ trưởng tài chính Anh George Osborne khẳng định London luôn sẵn lòng cân nhắc tài trợ thêm cho IMF để thể hiện vai trò toàn cầu và thực hiện một phần của thỏa thuận toàn cầu của mình./.
Theo ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Eurozone, việc Anh từ chối đóng góp tài chính khiến Eurozone không thể huy động đủ 200 tỷ euro cho IMF theo như quyết định được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh EU hôm 9/12, để thể chế này có thêm nguồn tài chính hỗ trợ Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF).
Do phải gồng mình chống chọi cuộc khủng hoảng nợ công có nguy cơ lan rộng, 17 nước Eurozone chỉ đủ khả năng hỗ trợ 150 tỷ euro cho IMF thông qua các khoản cho vay song phương để IMF có khả năng tung tiền cứu trợ một thành viên nào đó của Eurozone khi cần.
[ECB cảnh báo năm mới đầy sóng gió với Eurozone]
Là trụ cột của Eurozone, Đức sẽ là nước đóng góp nhiều nhất với 41,5 tỷ euro. Kế đó là Pháp với 31,4 tỷ euro. Các nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư là Italy và Tây Ba Nha được phân bổ 23,48 tỷ euro và 14,86 tỷ euro.
Các nước có trọng trách lớn khác là Hà Lan với 13,86 tỷ euro và Bỉ với 9,99 tỷ euro. Ba nước Eurozone, đã phải nhận cứu trợ quốc tế là Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha, sẽ được miễn trách nhiệm đóng góp.
Ngoài ra, bốn nước EU vẫn đứng ngoài Eurozone là Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Ba Lan và Thụy Điển cũng cam kết cho IMF vay để sử dụng vào việc bình ổn liên minh tiền tệ này.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Đức, Jens Weidmann, tuyên bố Berlin sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ tài chính với điều kiện có sự chia sẻ gánh nặng trong số các thành viên IMF. Nếu các thành viên lớn có ý định nói rằng "chúng tôi sẽ không tham gia," Đức phải xem xét lại lập trường.
Phát ngôn viên IMF đã hoan nghênh các bộ trưởng tài chính EU đã ủng hộ kế hoạch gia tăng các nguồn lực tài chính cho IMF và khẳng định IMF sẽ nỗ lực làm tốt trách nhiệm đối với các thành viên. Eurozone hy vọng các khoản vay thông qua các ngân hàng trung ương của khu vực dành cho IMF sẽ khuyến khích các nước ngoài châu Âu hỗ trợ tài chính cho "lục địa già" thông qua IMF.
Cho dù vẫn giữ quan điểm không đóng góp cứu trợ Eurozone, nhưng London vẫn đánh đi tín hiệu sẽ hỗ trợ thêm tài chính cho IMF thông qua cơ cấu của G20. Bộ trưởng tài chính Anh George Osborne khẳng định London luôn sẵn lòng cân nhắc tài trợ thêm cho IMF để thể hiện vai trò toàn cầu và thực hiện một phần của thỏa thuận toàn cầu của mình./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)