"Giận dữ và lo lắng" là hai cung bậc cảm xúc đang có xu hướng lan rộng tại châu Âu, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ có nguy cơ không thể kiểm soát, khi Ireland buộc phải thông qua kế hoạch ngân sách "khắc khổ" trị giá 15 tỷ euro, để có thể được Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cứu trợ.
Bên cạnh đó, người lao động tại Bồ Đào Nha tiến hành hàng loạt các cuộc tổng đình công, trong khi tình hình tài chính tại Tây Ban Nha cũng đang tiến tới ngưỡng "nguy hiểm."
Nhiều nhà phân tích hoài nghi về triển vọng kinh tế châu Âu, khi họ cho rằng gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) là chưa đủ lớn để cứu vãn các nền kinh tế yếu ớt trong Eurozone khỏi nguy cơ vỡ nợ.
Tâm lý hoang mang khiến các nhà giao dịch trái phiếu đánh cược rằng, sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trở thành các nạn nhân tiếp theo phải nhận cứu trợ tài chính.
Tại Ireland, sau khi có tin Dublin sẽ phải chấp nhận khoản cứu trợ lên tới 85 tỷ euro từ EU và IMF để vực dậy các ngân hàng trong nước, một số chuyên gia cho rằng Ireland đã che đậy và giảm thiểu hóa quy mô thực sự của "thảm họa tài chính" mà nước này đang phải gánh chịu.
Theo họ, Ireland thực chất phải cần tới gói cứu trợ lên tới 130 tỷ euro mới có thể khắc phục tình hình tài chính công và hệ thống ngân hàng yếu ớt của mình.
Tại Bồ Đào Nha, hàng loạt cuộc bãi công biểu tình đã nổ ra để phản đối cách chính sách cắt giảm lương và lương hưu của chính phủ. Manuel Carvalho da Silva, một nhà lãnh đạo công đoàn, đánh giá: "Các chính sách của chính phủ đã đẩy nhiều người lao động vào tình cảnh khốn cùng."
Còn công chức Luis Moreira thì bi quan cho rằng, tình hình tại châu Âu đang xấu đi từng ngày và không có gì khó hiểu khi người lao động Bồ Đào Nha tiến hành các cuộc bãi công, vì họ phải đấu tranh cho quyền lợi của mình.
Công ty tư vấn và nghiên cứu Eurasia Group (có trụ sở tại New York) cảnh báo rằng, vấn đề của 16 nước Eurozone sẽ không chỉ dừng lại tại Ireland, mà kế hoạch cứu trợ Bồ Đào Nha rất có thể sẽ được công bố chi tiết vào đầu năm tới, thời điểm Bồ Đào Nha cần bán trái phiếu chính phủ để có tiền tài trợ cho các khoản chi tiêu công.
Các nhà phân tích ước tính, Bồ Đào Nha sẽ cần cứu trợ ít nhất 50 tỷ euro, trong khi gói cứu trợ tương ứng cho Tây Ban Nha có thể lớn hơn nữa. Tuy nhiên, cứu trợ Tây Ban Nha (nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone) có thể là "hồi chuông báo tử" cho khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu này.
Về phần mình, Thủ tướng Tây Ban Nha Elena Salgado ngày 24/11 vẫn khẳng định quốc gia này chưa cần cứu trợ tài chính, đồng thời những quy định nghiêm ngặt và kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" khắc khổ sẽ đủ sức bảo vệ hệ thống tài chính Tây Ban Nha./.
Bên cạnh đó, người lao động tại Bồ Đào Nha tiến hành hàng loạt các cuộc tổng đình công, trong khi tình hình tài chính tại Tây Ban Nha cũng đang tiến tới ngưỡng "nguy hiểm."
Nhiều nhà phân tích hoài nghi về triển vọng kinh tế châu Âu, khi họ cho rằng gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) là chưa đủ lớn để cứu vãn các nền kinh tế yếu ớt trong Eurozone khỏi nguy cơ vỡ nợ.
Tâm lý hoang mang khiến các nhà giao dịch trái phiếu đánh cược rằng, sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trở thành các nạn nhân tiếp theo phải nhận cứu trợ tài chính.
Tại Ireland, sau khi có tin Dublin sẽ phải chấp nhận khoản cứu trợ lên tới 85 tỷ euro từ EU và IMF để vực dậy các ngân hàng trong nước, một số chuyên gia cho rằng Ireland đã che đậy và giảm thiểu hóa quy mô thực sự của "thảm họa tài chính" mà nước này đang phải gánh chịu.
Theo họ, Ireland thực chất phải cần tới gói cứu trợ lên tới 130 tỷ euro mới có thể khắc phục tình hình tài chính công và hệ thống ngân hàng yếu ớt của mình.
Tại Bồ Đào Nha, hàng loạt cuộc bãi công biểu tình đã nổ ra để phản đối cách chính sách cắt giảm lương và lương hưu của chính phủ. Manuel Carvalho da Silva, một nhà lãnh đạo công đoàn, đánh giá: "Các chính sách của chính phủ đã đẩy nhiều người lao động vào tình cảnh khốn cùng."
Còn công chức Luis Moreira thì bi quan cho rằng, tình hình tại châu Âu đang xấu đi từng ngày và không có gì khó hiểu khi người lao động Bồ Đào Nha tiến hành các cuộc bãi công, vì họ phải đấu tranh cho quyền lợi của mình.
Công ty tư vấn và nghiên cứu Eurasia Group (có trụ sở tại New York) cảnh báo rằng, vấn đề của 16 nước Eurozone sẽ không chỉ dừng lại tại Ireland, mà kế hoạch cứu trợ Bồ Đào Nha rất có thể sẽ được công bố chi tiết vào đầu năm tới, thời điểm Bồ Đào Nha cần bán trái phiếu chính phủ để có tiền tài trợ cho các khoản chi tiêu công.
Các nhà phân tích ước tính, Bồ Đào Nha sẽ cần cứu trợ ít nhất 50 tỷ euro, trong khi gói cứu trợ tương ứng cho Tây Ban Nha có thể lớn hơn nữa. Tuy nhiên, cứu trợ Tây Ban Nha (nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone) có thể là "hồi chuông báo tử" cho khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu này.
Về phần mình, Thủ tướng Tây Ban Nha Elena Salgado ngày 24/11 vẫn khẳng định quốc gia này chưa cần cứu trợ tài chính, đồng thời những quy định nghiêm ngặt và kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" khắc khổ sẽ đủ sức bảo vệ hệ thống tài chính Tây Ban Nha./.
Lê Khoa (TTXVN/Vietnam+)