Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Phạm Lê Thanh đã khẳng định một đến hai năm tới, EVN sẽ rút hết vốn ra khỏi kinh doanh ngoài ngành.
Ông Thanh khẳng định như vậy tại cuộc họp báo chiều 19/11, do Bộ Công Thương tổ chức về công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010 của EVN.
Tổng Giám đốc Phạm Lê Thanh cho biết, tại cuộc họp thường kỳ Chính phủ gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty thoái vốn ra khỏi phần kinh doanh ngoài ngành.
Về phía EVN, toàn bộ Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVNTelecom) sẽ được chuyển giao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Lĩnh vực ngân hàng của EVN cũng đang có kế hoạch thoái vốn.
Theo Tổng Giám đốc Phạm Lê Thanh, ngoài việc 1 kWh điện hiện nay EVN đang lỗ 300 đồng, tạo áp lực cho EVN không huy động được vốn đầu tư các dự án nguồn điện, thì vốn đầu tư cho khâu truyền tải điện (Nhà nước độc quyền) cũng đang ở mức báo động do Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) hiện mới thu xếp được khoảng 50% trong tổng vốn đầu tư các dự án lưới điện cho 5 năm tới.
Đến năm 2012, nếu không tích cực đầu tư lưới điện truyền tải thì riêng Hà Nội có nguy cơ cắt điện trong khi cả nước không thiếu điện.
Một trong những nguyên nhân lưới điện truyền tải về Hà Nội triển khai chậm là do công tác giải phóng mặt bằng; có nguồn điện nhưng không có đường dây truyền tải.
Theo số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh điện trong năm 2010 do Bộ Công Thương công bố tại buổi họp báo, năm 2010, EVN lỗ 10.162 tỷ đồng (chưa tính đến lỗ/lãi tại các công ty cổ phần điện do EVN góp vốn).
Cụ thể, tổng doanh thu bán điện năm 2010 là 90.934 tỷ đồng, tương ứng giá bán điện bình quân thực hiện là 1.061,4 đ/kWh điện thương phẩm.
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là 101.096 tỷ đồng, tương ứng với giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là 1.180 đ/kWh điện thương phẩm.
Chi phí còn treo lại chưa được tính hết vào giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN trong năm 2010 bao gồm khoản lỗ chênh lệch tỷ giá là 15.463 tỷ đồng và chi phí tiếp nhận lưới điện nông thôn còn lại là 356 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2010 của EVN bị lỗ là do đây là năm hạn hán nghiêm trọng, các nhà máy thủy điện thiếu hụt nguồn nước nên EVN phải huy động các nhà máy chạy dầu của EVN và mua điện ngoài giá cao gấp 3-4 lần giá bán điện bình quân, làm tăng chi phí so với kế hoạch chi phí được duyệt trong phương án giá điện năm 2010.
Ngoài ra, việc chậm tiến độ một số nhà máy điện, biến động tỷ giá hối đoái, giá nhiên liệu cũng là những nguyên nhân gây lỗ trong sản xuất kinh doanh điện của EVN trong năm 2010.
Số liệu và những đánh giá trên là kết quả kiểm tra trong hai tháng 9 và 10/2011 của Tổ công tác liên Bộ Công Thương-Tài chính về giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010 của EVN.
"Năm 2010 là năm đầu tiên EVN phát sinh lỗ," ông Phạm Lê Thanh khẳng định./.
Ông Thanh khẳng định như vậy tại cuộc họp báo chiều 19/11, do Bộ Công Thương tổ chức về công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010 của EVN.
Tổng Giám đốc Phạm Lê Thanh cho biết, tại cuộc họp thường kỳ Chính phủ gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty thoái vốn ra khỏi phần kinh doanh ngoài ngành.
Về phía EVN, toàn bộ Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVNTelecom) sẽ được chuyển giao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Lĩnh vực ngân hàng của EVN cũng đang có kế hoạch thoái vốn.
Theo Tổng Giám đốc Phạm Lê Thanh, ngoài việc 1 kWh điện hiện nay EVN đang lỗ 300 đồng, tạo áp lực cho EVN không huy động được vốn đầu tư các dự án nguồn điện, thì vốn đầu tư cho khâu truyền tải điện (Nhà nước độc quyền) cũng đang ở mức báo động do Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) hiện mới thu xếp được khoảng 50% trong tổng vốn đầu tư các dự án lưới điện cho 5 năm tới.
Đến năm 2012, nếu không tích cực đầu tư lưới điện truyền tải thì riêng Hà Nội có nguy cơ cắt điện trong khi cả nước không thiếu điện.
Một trong những nguyên nhân lưới điện truyền tải về Hà Nội triển khai chậm là do công tác giải phóng mặt bằng; có nguồn điện nhưng không có đường dây truyền tải.
Theo số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh điện trong năm 2010 do Bộ Công Thương công bố tại buổi họp báo, năm 2010, EVN lỗ 10.162 tỷ đồng (chưa tính đến lỗ/lãi tại các công ty cổ phần điện do EVN góp vốn).
Cụ thể, tổng doanh thu bán điện năm 2010 là 90.934 tỷ đồng, tương ứng giá bán điện bình quân thực hiện là 1.061,4 đ/kWh điện thương phẩm.
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là 101.096 tỷ đồng, tương ứng với giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là 1.180 đ/kWh điện thương phẩm.
Chi phí còn treo lại chưa được tính hết vào giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN trong năm 2010 bao gồm khoản lỗ chênh lệch tỷ giá là 15.463 tỷ đồng và chi phí tiếp nhận lưới điện nông thôn còn lại là 356 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2010 của EVN bị lỗ là do đây là năm hạn hán nghiêm trọng, các nhà máy thủy điện thiếu hụt nguồn nước nên EVN phải huy động các nhà máy chạy dầu của EVN và mua điện ngoài giá cao gấp 3-4 lần giá bán điện bình quân, làm tăng chi phí so với kế hoạch chi phí được duyệt trong phương án giá điện năm 2010.
Ngoài ra, việc chậm tiến độ một số nhà máy điện, biến động tỷ giá hối đoái, giá nhiên liệu cũng là những nguyên nhân gây lỗ trong sản xuất kinh doanh điện của EVN trong năm 2010.
Số liệu và những đánh giá trên là kết quả kiểm tra trong hai tháng 9 và 10/2011 của Tổ công tác liên Bộ Công Thương-Tài chính về giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010 của EVN.
"Năm 2010 là năm đầu tiên EVN phát sinh lỗ," ông Phạm Lê Thanh khẳng định./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)