Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương xây dựng thí điểm Nhà máy sản xuất điện gió với công suất khoảng 30MW, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận.
Tại công văn số 2419/VPCP-QHQT của Văn phòng Chính phủ ngày 12/4/2010 gửi các Bộ ngành liên quan, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu EVN trong quá trình triển khai xây dựng thí điệm dự án này, cần tìm hiểu để có thể nhân rộng tại các địa điểm khác.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, Việt Nam rất có tiềm năng phát triển điện gió với 8,6% diện tích cả nước có vận tốc gió cao, tập trung tại các tỉnh Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Trà Vinh, Sóc Trăng...
Nếu so với các nguồn năng lượng như nhiệt điện hay thủy điện thì điện gió mang lợi ích về môi trường, chưa kể tiết kiệm được rất nhiều diện tích đất xây dựng. Tuy nhiên thực tế thời gian qua Việt Nam vẫn còn bỏ phí nguồn năng lượng tái tạo từ sức gió rất dồi dào này.
Bởi vậy, theo các chuyên gia, khi nhu cầu điện ở Việt Nam đang tăng khoảng 10%/năm và nguy cơ thiếu điện là hiển hiện thì yêu cầu triển khai các dự án điện gió vào thời điểm này là rất cần thiết cũng như cần một cơ chế để các dự án này triển khai thành công, bổ sung cho nguồn năng lượng quốc gia.
Trong việc xây dựng thí điểm nhà máy sản xuất điện gió này, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với Chính phủ Đan Mạch các nhà tài trợ khác để huy động nguồn vốn cho dự án./.
Tại công văn số 2419/VPCP-QHQT của Văn phòng Chính phủ ngày 12/4/2010 gửi các Bộ ngành liên quan, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu EVN trong quá trình triển khai xây dựng thí điệm dự án này, cần tìm hiểu để có thể nhân rộng tại các địa điểm khác.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, Việt Nam rất có tiềm năng phát triển điện gió với 8,6% diện tích cả nước có vận tốc gió cao, tập trung tại các tỉnh Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Trà Vinh, Sóc Trăng...
Nếu so với các nguồn năng lượng như nhiệt điện hay thủy điện thì điện gió mang lợi ích về môi trường, chưa kể tiết kiệm được rất nhiều diện tích đất xây dựng. Tuy nhiên thực tế thời gian qua Việt Nam vẫn còn bỏ phí nguồn năng lượng tái tạo từ sức gió rất dồi dào này.
Bởi vậy, theo các chuyên gia, khi nhu cầu điện ở Việt Nam đang tăng khoảng 10%/năm và nguy cơ thiếu điện là hiển hiện thì yêu cầu triển khai các dự án điện gió vào thời điểm này là rất cần thiết cũng như cần một cơ chế để các dự án này triển khai thành công, bổ sung cho nguồn năng lượng quốc gia.
Trong việc xây dựng thí điểm nhà máy sản xuất điện gió này, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với Chính phủ Đan Mạch các nhà tài trợ khác để huy động nguồn vốn cho dự án./.
Đức Duy (Vietnam+)