Cuộc thăm dò của hãng tài chính và tư vấn hàng đầu thế giới Ernst & Young về sức hấp dẫn đầu tư châu Âu lần thứ 11 cho thấy năm 2012 đã trở thành năm tồi tệ nhất trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Thụy Sĩ kể từ năm 2005, với số dự án FDI giảm hơn 1/3.
Theo Ernst & Young, đồng franc Thụy Sĩ mạnh, chi phí hoạt động cao, tăng trưởng yếu, nhất là ở các thị trường xuất khẩu và các nước láng giềng Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang làm các nhà đầu tư vào Thụy Sĩ mất đi sự hào hứng.
Năm ngoái, Thụy Sĩ chỉ thu hút được 61 dự án FDI, giảm so với con số 99 dự án trong năm 2011.
Mặc dù các công ty từ Mỹ vẫn là những nhà đầu tư lớn nhất của Thụy Sĩ, song số các dự án đã giảm từ 50 năm 2010 xuống 41 năm 2011 và chỉ còn 28 dự án năm 2012.
Các công ty Đức thậm chí còn tỏ ra thận trọng hơn khi chỉ tiến hành đầu tư có hai dự án vào Thụy Sĩ năm 2012, giảm mạnh so với 13 dự án năm 2011.
Số các dự án đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ kinh doanh, tài chính, phần mềm đều giảm mạnh và Thụy Sĩ chỉ có được ba dự án đầu tư vào lĩnh vực chế tạo, so với con số 10 dự án năm 2011.
Năm 2012, tổng số dự án FDI vào châu Âu là 3.797, giảm 2,8% so với năm 2011. Tuy nhiên, số việc làm được tạo ra lại tăng thêm 8%.
Mặc dù vẫn lo ngại về viễn cảnh kinh tế châu Âu, song các nhà đầu tư nước ngoài hy vọng châu lục này sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay và sẽ trở nên ổn định hơn.
Thụy Sĩ, Pháp, Hà Lan và Italy bị coi là kém thu hút các dự án đầu tư hơn với cả bốn nền kinh tế này mới có tổng cộng 750 dự án FDI, chiếm 20% tổng dự án trong năm 2012.
Trong khi đó, Anh và Đức vẫn là những điểm đến hàng đầu châu Âu của giới đầu tư nước ngoài với số dự án lần lượt là 697 và 624./.
Theo Ernst & Young, đồng franc Thụy Sĩ mạnh, chi phí hoạt động cao, tăng trưởng yếu, nhất là ở các thị trường xuất khẩu và các nước láng giềng Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang làm các nhà đầu tư vào Thụy Sĩ mất đi sự hào hứng.
Năm ngoái, Thụy Sĩ chỉ thu hút được 61 dự án FDI, giảm so với con số 99 dự án trong năm 2011.
Mặc dù các công ty từ Mỹ vẫn là những nhà đầu tư lớn nhất của Thụy Sĩ, song số các dự án đã giảm từ 50 năm 2010 xuống 41 năm 2011 và chỉ còn 28 dự án năm 2012.
Các công ty Đức thậm chí còn tỏ ra thận trọng hơn khi chỉ tiến hành đầu tư có hai dự án vào Thụy Sĩ năm 2012, giảm mạnh so với 13 dự án năm 2011.
Số các dự án đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ kinh doanh, tài chính, phần mềm đều giảm mạnh và Thụy Sĩ chỉ có được ba dự án đầu tư vào lĩnh vực chế tạo, so với con số 10 dự án năm 2011.
Năm 2012, tổng số dự án FDI vào châu Âu là 3.797, giảm 2,8% so với năm 2011. Tuy nhiên, số việc làm được tạo ra lại tăng thêm 8%.
Mặc dù vẫn lo ngại về viễn cảnh kinh tế châu Âu, song các nhà đầu tư nước ngoài hy vọng châu lục này sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay và sẽ trở nên ổn định hơn.
Thụy Sĩ, Pháp, Hà Lan và Italy bị coi là kém thu hút các dự án đầu tư hơn với cả bốn nền kinh tế này mới có tổng cộng 750 dự án FDI, chiếm 20% tổng dự án trong năm 2012.
Trong khi đó, Anh và Đức vẫn là những điểm đến hàng đầu châu Âu của giới đầu tư nước ngoài với số dự án lần lượt là 697 và 624./.
Tố Uyên (TTXVN)