Trong một dấu hiệu có thể tạo đà cho chủ trương bắt đầu thu hẹp quy mô gói cứu trợ thứ ba (QE-3), ngày 15/10, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố kết quả điều tra nghiên cứu nhận định viễn cảnh thị trường lao động Mỹ trong sáu tháng tới sẽ sáng sủa hơn.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn báo cáo do Ngân hàng San Francisco thuộc Fed công bố cho biết cả 6 tiêu chí có liên quan tới "tình hình sức khỏe" của thị trường lao động Mỹ; trong đó có tỷ lệ thất nghiệp có bảo hiểm, số lượng công nhân lần đầu tiên nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp và năng lực tạo việc làm của các công ty, từ tháng 9/2012, đều tiếp tục trên đà cải thiện. Đây là một chiều hướng cho thấy trong sáu tháng tới tỷ lệ thất nghiệp của người dân Mỹ sẽ tiếp tục giảm và số việc làm mới được tạo ra cũng sẽ tăng.
Tháng 9/2012 khi bắt đầu gói cứu trợ QE-3, mỗi tháng tung vào thị trường 85 tỷ USD để mua lại các trái phiếu thế chấp dài hạn, Fed cho biết mục tiêu của gói cứu trợ này nhằm kích thích kinh tế phát triển để hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống mức có thể chấp nhận được, dự kiến 6,5%. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ từ đầu năm đến nay đã lần lượt giảm từ 7,9% trong tháng Giêng xuống 7,7% trong tháng Hai, 7,4% trong tháng Bảy và 7,3% trong tháng Tám vừa qua.
Với tất cả các tiêu chí đều có cải thiện so với cách đây một năm, Phó Giám đốc nghiên cứu của Ngân hàng San Francisco, bà Mary Daly, nhận định: "đà cải thiện của thị trường lao động trong những tháng tới sẽ tiếp tục, nếu không muốn nói là với tốc độ nhanh hơn."
Bà Mary cho biết chiều hướng cải thiện này của thị trường lao động sẽ là một cơ sở để Fed cân nhắc gói cứu trợ QE-3 trong cuộc họp định kỳ của Ủy ban Thị trường mở liên bang trong hai ngày 29-30/10 tới.
Tuy nhiên, ông Richard Fisher, Chủ tịch Fed khu vực Dallas cảnh báo nếu Quốc hội không sớm giải quyết được vấn đề trần nợ quốc gia để tránh cho nước Mỹ lần đầu tiên bị vỡ nợ, Fed sẽ gặp khó khăn trong việc quyết định thu nhỏ quy mô gói cứu trợ thứ ba hay không. Một yếu tố khác cũng tác động tới quyết định trên của Fed tại cuộc họp tới là tỷ lệ người lao động Mỹ tham gia thị trường lao động trong tháng Bảy vừa qua chỉ ở mức 63,4%, thấp hơn cả mức thấp kỷ lục 63,7% hồi tháng Bảy năm 2012.
Hiện nước Mỹ có khoảng 46,5 triệu người thuộc diện nghèo khó, chiếm 15% tổng dân số, trong đó có 79% nói rằng cuộc sống của họ đang bị đe dọa do nguy cơ thất nghiệp./.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn báo cáo do Ngân hàng San Francisco thuộc Fed công bố cho biết cả 6 tiêu chí có liên quan tới "tình hình sức khỏe" của thị trường lao động Mỹ; trong đó có tỷ lệ thất nghiệp có bảo hiểm, số lượng công nhân lần đầu tiên nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp và năng lực tạo việc làm của các công ty, từ tháng 9/2012, đều tiếp tục trên đà cải thiện. Đây là một chiều hướng cho thấy trong sáu tháng tới tỷ lệ thất nghiệp của người dân Mỹ sẽ tiếp tục giảm và số việc làm mới được tạo ra cũng sẽ tăng.
Tháng 9/2012 khi bắt đầu gói cứu trợ QE-3, mỗi tháng tung vào thị trường 85 tỷ USD để mua lại các trái phiếu thế chấp dài hạn, Fed cho biết mục tiêu của gói cứu trợ này nhằm kích thích kinh tế phát triển để hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống mức có thể chấp nhận được, dự kiến 6,5%. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ từ đầu năm đến nay đã lần lượt giảm từ 7,9% trong tháng Giêng xuống 7,7% trong tháng Hai, 7,4% trong tháng Bảy và 7,3% trong tháng Tám vừa qua.
Với tất cả các tiêu chí đều có cải thiện so với cách đây một năm, Phó Giám đốc nghiên cứu của Ngân hàng San Francisco, bà Mary Daly, nhận định: "đà cải thiện của thị trường lao động trong những tháng tới sẽ tiếp tục, nếu không muốn nói là với tốc độ nhanh hơn."
Bà Mary cho biết chiều hướng cải thiện này của thị trường lao động sẽ là một cơ sở để Fed cân nhắc gói cứu trợ QE-3 trong cuộc họp định kỳ của Ủy ban Thị trường mở liên bang trong hai ngày 29-30/10 tới.
Tuy nhiên, ông Richard Fisher, Chủ tịch Fed khu vực Dallas cảnh báo nếu Quốc hội không sớm giải quyết được vấn đề trần nợ quốc gia để tránh cho nước Mỹ lần đầu tiên bị vỡ nợ, Fed sẽ gặp khó khăn trong việc quyết định thu nhỏ quy mô gói cứu trợ thứ ba hay không. Một yếu tố khác cũng tác động tới quyết định trên của Fed tại cuộc họp tới là tỷ lệ người lao động Mỹ tham gia thị trường lao động trong tháng Bảy vừa qua chỉ ở mức 63,4%, thấp hơn cả mức thấp kỷ lục 63,7% hồi tháng Bảy năm 2012.
Hiện nước Mỹ có khoảng 46,5 triệu người thuộc diện nghèo khó, chiếm 15% tổng dân số, trong đó có 79% nói rằng cuộc sống của họ đang bị đe dọa do nguy cơ thất nghiệp./.
(TTXVN)