Ngày 23/9, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) đã cam kết hợp tác giải quyết các thách thức mới nảy sinh đang đe dọa đẩy nền kinh tế thế giới vào một cuộc khủng hoảng mới.
Trong tuyên bố bên lề Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), các nhà hoạch định chính sách G-20 đã nhấn mạnh sự cấp thiết phải phản ứng phối hợp và mạnh mẽ để vượt qua các thách thức hiện nay, đồng thời giúp châu Âu kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ công.
Tuyên bố của G-20 cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ hành động sớm vào đầu tháng 10 tới để xử lý các nguy cơ đe dọa tăng trưởng. Biện pháp giảm lãi suất và gia hạn các khoản nợ dài hạn cho các ngân hàng có thể là các giải pháp được lựa chọn.
Các nước thuộc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) cam kết tăng khả năng thích ứng linh hoạt của Cơ chế ổn định tài chính châu Âu nhằm tăng năng lực tối đa của cơ chế này.
G-20 cho rằng sự dễ vỡ của hệ thống tài chính và các nguy cơ suy thoái xuất phát từ nợ công là mối đe dọa tăng trưởng, vì vậy, các ngân hàng châu Âu cần được tăng nguồn vốn thích hợp và tiếp cận các nguồn tài chính kích thích kinh tế.
Trước đó, IMF đã liên tục hối thúc triển khai một đợt điều chỉnh cơ cấu vốn của các ngân hàng châu Âu vốn đang oằn mình trước cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng trong Eurozone. Sau những lần hối thúc như vậy, các quan chức hàng đầu của Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan chấp hành của Liên minh châu Âu - tuần này đã chỉ ra thêm nhiều ngân hàng có thể cần phải tăng vốn cùng với chín ngân hàng khác đã không vượt qua được cuộc sát hạch hồi tháng Bảy vừa qua.
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi các ngân hàng tăng cường lượng dự trữ để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ, ngày 23/9, EC thông báo kể từ năm 2008, các ngân hàng châu Âu đã điều chỉnh cơ cấu vốn lên tới 420 tỷ euro./.
Trong tuyên bố bên lề Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), các nhà hoạch định chính sách G-20 đã nhấn mạnh sự cấp thiết phải phản ứng phối hợp và mạnh mẽ để vượt qua các thách thức hiện nay, đồng thời giúp châu Âu kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ công.
Tuyên bố của G-20 cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ hành động sớm vào đầu tháng 10 tới để xử lý các nguy cơ đe dọa tăng trưởng. Biện pháp giảm lãi suất và gia hạn các khoản nợ dài hạn cho các ngân hàng có thể là các giải pháp được lựa chọn.
Các nước thuộc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) cam kết tăng khả năng thích ứng linh hoạt của Cơ chế ổn định tài chính châu Âu nhằm tăng năng lực tối đa của cơ chế này.
G-20 cho rằng sự dễ vỡ của hệ thống tài chính và các nguy cơ suy thoái xuất phát từ nợ công là mối đe dọa tăng trưởng, vì vậy, các ngân hàng châu Âu cần được tăng nguồn vốn thích hợp và tiếp cận các nguồn tài chính kích thích kinh tế.
Trước đó, IMF đã liên tục hối thúc triển khai một đợt điều chỉnh cơ cấu vốn của các ngân hàng châu Âu vốn đang oằn mình trước cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng trong Eurozone. Sau những lần hối thúc như vậy, các quan chức hàng đầu của Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan chấp hành của Liên minh châu Âu - tuần này đã chỉ ra thêm nhiều ngân hàng có thể cần phải tăng vốn cùng với chín ngân hàng khác đã không vượt qua được cuộc sát hạch hồi tháng Bảy vừa qua.
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi các ngân hàng tăng cường lượng dự trữ để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ, ngày 23/9, EC thông báo kể từ năm 2008, các ngân hàng châu Âu đã điều chỉnh cơ cấu vốn lên tới 420 tỷ euro./.
(TTXVN/Vietnam+)