Sau hai ngày nhóm họp tại thủ đô Washington (Mỹ), các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc các Ngân hàng Trung ương nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), ngày 15/4, đã ra tuyên bố chung khẳng định sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra trên diện rộng và theo hướng ngày càng bền vững hơn, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.
Tuyên bố chung cho biết nhóm G-20 đã nhất trí về các đường hướng chung nhằm thúc đẩy kinh tế toàn cầu phát triển theo hướng bền vững; tăng cường hệ thống tiền tệ quốc tế; tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động giám sát của IMF; hoan nghênh các khuyến nghị và kêu gọi tổ chức quốc tế cùng chung tay giải tỏa sức ép giá năng lượng, giá lương thực-thực phẩm có chiều hướng gia tăng nhằm bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.
Hội nghị cũng bày tỏ tình đoàn kết, chia sẻ những mất mát đau thương mà Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã phải hứng chịu trong trận động đất, sóng thần khủng khiếp ngày 11/3, đồng thời bày tỏ tin tưởng vào năng lực phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản.
Bên cạnh đó, tuyên bố chung chỉ rõ những yếu tố có thể làm chậm đà phục hồi kinh tế toàn cầu như tình trạng bất ổn đang diễn ra tại một số nước Trung Đông-Bắc Phi cùng với viễn cảnh kinh tế còn tiềm ẩn nhiều khó khăn do động đất, sóng thần tại Nhật Bản và tình trạng căng thẳng về giá năng lượng, lương thực-thực phẩm.
Tuyên bố chung kêu gọi các quốc gia tiếp tục cảnh giác, cùng có những hành động cần thiết để củng cố đà phục hồi kinh tế và giảm thiểu các rủi ro./.
Tuyên bố chung cho biết nhóm G-20 đã nhất trí về các đường hướng chung nhằm thúc đẩy kinh tế toàn cầu phát triển theo hướng bền vững; tăng cường hệ thống tiền tệ quốc tế; tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động giám sát của IMF; hoan nghênh các khuyến nghị và kêu gọi tổ chức quốc tế cùng chung tay giải tỏa sức ép giá năng lượng, giá lương thực-thực phẩm có chiều hướng gia tăng nhằm bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.
Hội nghị cũng bày tỏ tình đoàn kết, chia sẻ những mất mát đau thương mà Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã phải hứng chịu trong trận động đất, sóng thần khủng khiếp ngày 11/3, đồng thời bày tỏ tin tưởng vào năng lực phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản.
Bên cạnh đó, tuyên bố chung chỉ rõ những yếu tố có thể làm chậm đà phục hồi kinh tế toàn cầu như tình trạng bất ổn đang diễn ra tại một số nước Trung Đông-Bắc Phi cùng với viễn cảnh kinh tế còn tiềm ẩn nhiều khó khăn do động đất, sóng thần tại Nhật Bản và tình trạng căng thẳng về giá năng lượng, lương thực-thực phẩm.
Tuyên bố chung kêu gọi các quốc gia tiếp tục cảnh giác, cùng có những hành động cần thiết để củng cố đà phục hồi kinh tế và giảm thiểu các rủi ro./.
(TTXVN/Vietnam+)