Trước thềm Hội nghị các bộ trưởng tài chính và thống đốc các ngân hàng trung ương của nhóm tại Paris (Pháp) trong tuần này, các nước G20 gồm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển hàng đầu thế giới vẫn chia rẽ quan điểm về chương trình ổn định nền kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng và các biện pháp để tránh một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới.
Các nhà phân tích kinh tế thế giới như Nathalie ở Paris và Ian Talley ở Washington (Mỹ) cho rằng sự phục hồi của nền kinh tế thế giới tuy vẫn mong manh và không ổn định nhưng đã làm dịu những sức ép và các lo ngại đã từng thúc đẩy các nước G20 hợp tác để loại bỏ các hiểm họa kinh tế và tài chính đe dọa nền kinh tế quốc gia của họ và toàn cầu.
Tuy nhiên, sự dịu bớt của cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu đã dẫn đến "sự xả hơi" khiến châu Âu không còn tinh thần khẩn cấp trong giải quyết khủng hoảng.
Một lĩnh vực mà các nước G20 khó đạt được thỏa thuận là phát triển các quy chế chung về cách thức và thời điểm xóa các hàng rào ngăn chặn dòng vốn nước ngoài đổ vào các nền kinh tế thị trường mới nổi.
Các nước đang phát triển thuộc G20 phàn nàn chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản khiến dòng vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào nước họ khiến nền kinh tế quá "nóng" và lạm phát cao.
Cho đến nay, rất ít các nước G20 tỏ ý ủng hộ chương trình đầy tham vọng do Pháp đề xuất với cương vị Chủ tịch G20 nhằm thúc đẩy cải tổ hệ thống tiền tệ quốc tế, tái cân bằng nền kinh tế toàn cầu, hạ thấp lạm phát và kiềm chế biến động của dòng vốn đầu tư xuyên biên giới.
Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn cảnh báo nếu G20 biến thành câu lạc bộ giải trí, trong đó các thành viên chỉ đến Paris để du ngoạn mà không đạt được kết quả đáng khích lệ nào tại hội nghị này, những thành quả mà G20 thúc đẩy trong 2 năm qua nhằm ổn định nền kinh tế toàn cầu sẽ không còn ý nghĩa, thậm chí còn gieo mầm cho một cuộc khủng hoảng mới./.
Các nhà phân tích kinh tế thế giới như Nathalie ở Paris và Ian Talley ở Washington (Mỹ) cho rằng sự phục hồi của nền kinh tế thế giới tuy vẫn mong manh và không ổn định nhưng đã làm dịu những sức ép và các lo ngại đã từng thúc đẩy các nước G20 hợp tác để loại bỏ các hiểm họa kinh tế và tài chính đe dọa nền kinh tế quốc gia của họ và toàn cầu.
Tuy nhiên, sự dịu bớt của cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu đã dẫn đến "sự xả hơi" khiến châu Âu không còn tinh thần khẩn cấp trong giải quyết khủng hoảng.
Một lĩnh vực mà các nước G20 khó đạt được thỏa thuận là phát triển các quy chế chung về cách thức và thời điểm xóa các hàng rào ngăn chặn dòng vốn nước ngoài đổ vào các nền kinh tế thị trường mới nổi.
Các nước đang phát triển thuộc G20 phàn nàn chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản khiến dòng vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào nước họ khiến nền kinh tế quá "nóng" và lạm phát cao.
Cho đến nay, rất ít các nước G20 tỏ ý ủng hộ chương trình đầy tham vọng do Pháp đề xuất với cương vị Chủ tịch G20 nhằm thúc đẩy cải tổ hệ thống tiền tệ quốc tế, tái cân bằng nền kinh tế toàn cầu, hạ thấp lạm phát và kiềm chế biến động của dòng vốn đầu tư xuyên biên giới.
Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn cảnh báo nếu G20 biến thành câu lạc bộ giải trí, trong đó các thành viên chỉ đến Paris để du ngoạn mà không đạt được kết quả đáng khích lệ nào tại hội nghị này, những thành quả mà G20 thúc đẩy trong 2 năm qua nhằm ổn định nền kinh tế toàn cầu sẽ không còn ý nghĩa, thậm chí còn gieo mầm cho một cuộc khủng hoảng mới./.
(TTXVN/Vietnam+)