Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong số 388 trường đại học, cao đẳng đã đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 về Bộ, có 94 trường (gồm 55 trường đại học và 39 trường cao đẳng) đăng ký vượt quá năng lực thực tế của mình.
Do đó, Bộ yêu cầu các trường khẩn trương rà soát lại chỉ tiêu đã đăng ký.
So với các năm trước, việc xét chỉ tiêu tuyển sinh năm nay có một số thay đổi.
Thứ nhất, đây là năm đầu tiên Bộ cho các trường được tự xác định chỉ tiêu, Bộ không “chỉnh” lại mà chỉ làm nhiệm vụ công bố.
Thứ hai là ở tiêu chí xét tuyển. Vẫn gồm hai tiêu chí là diện tích sàn xây dựng của trường và tỷ lệ sinh viên trên giảng viên nhưng năm nay, trường không được tính giảng viên thỉnh giảng, chỉ tính giảng viên cơ hữu.
Quy định này của Bộ đã khiến nhiều trường phải đôn đáo tuyển thêm giảng viên ngay từ cuối năm 2011. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng tuyển được người để đáp ứng yêu cầu về chỉ tiêu tuyển sinh, nhất là trường ngoài công lập. Theo lãnh đạo các trường này, nguồn giảng viên của họ phải phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ thỉnh giảng mời từ các trường công.
Trong khi đó, các trường công lập lại khó khăn về diện tích trường chật hẹp. Ở trong khu vực nội thành nên những trường này khó có thể cải thiện về diện tích, nhưng lại có số lượng sinh viên lớn. Nếu trường dân lập luôn nằm trong nhóm những trường có tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên sinh viên ít nhất thì những trường chật hẹp hàng đầu và dưới chuẩn lại là trường công lập, tiêu biểu như Đại học Luật Hà Nội (0,67m2/sinh viên), Đại học Xây dựng Hà Nội (0,84 m2/sinh viên), Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (0,54 m2/sinh viên)…
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với những trường hợp đặc biệt, cơ sở đào tạo cần nêu những biện pháp khắc phục và đề xuất các phương án đảm bảo chất lượng đào tạo trong tuyển sinh năm 2012 và những năm tiếp theo. Bộ sẽ xem xét và duyệt cho từng trường hợp cụ thể./.
Do đó, Bộ yêu cầu các trường khẩn trương rà soát lại chỉ tiêu đã đăng ký.
So với các năm trước, việc xét chỉ tiêu tuyển sinh năm nay có một số thay đổi.
Thứ nhất, đây là năm đầu tiên Bộ cho các trường được tự xác định chỉ tiêu, Bộ không “chỉnh” lại mà chỉ làm nhiệm vụ công bố.
Thứ hai là ở tiêu chí xét tuyển. Vẫn gồm hai tiêu chí là diện tích sàn xây dựng của trường và tỷ lệ sinh viên trên giảng viên nhưng năm nay, trường không được tính giảng viên thỉnh giảng, chỉ tính giảng viên cơ hữu.
Quy định này của Bộ đã khiến nhiều trường phải đôn đáo tuyển thêm giảng viên ngay từ cuối năm 2011. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng tuyển được người để đáp ứng yêu cầu về chỉ tiêu tuyển sinh, nhất là trường ngoài công lập. Theo lãnh đạo các trường này, nguồn giảng viên của họ phải phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ thỉnh giảng mời từ các trường công.
Trong khi đó, các trường công lập lại khó khăn về diện tích trường chật hẹp. Ở trong khu vực nội thành nên những trường này khó có thể cải thiện về diện tích, nhưng lại có số lượng sinh viên lớn. Nếu trường dân lập luôn nằm trong nhóm những trường có tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên sinh viên ít nhất thì những trường chật hẹp hàng đầu và dưới chuẩn lại là trường công lập, tiêu biểu như Đại học Luật Hà Nội (0,67m2/sinh viên), Đại học Xây dựng Hà Nội (0,84 m2/sinh viên), Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (0,54 m2/sinh viên)…
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với những trường hợp đặc biệt, cơ sở đào tạo cần nêu những biện pháp khắc phục và đề xuất các phương án đảm bảo chất lượng đào tạo trong tuyển sinh năm 2012 và những năm tiếp theo. Bộ sẽ xem xét và duyệt cho từng trường hợp cụ thể./.
Phạm Mai (Vietnam+)