Theo thống kê sơ bộ, từ 28 tháng Chạp đến mồng 6 Tết Quý Tỵ, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đón gần 35.000 khách nước ngoài, chiếm hơn 70% tổng lượng khách đến Huế, tăng 35%, so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, ngày mồng 3 Tết, cảng Chân Mây đã đón tàu Celebrity Millennium với hơn 2.100 hành khách và gần 1.000 thủy thủ đoàn cập cảng, đưa khách đi tham quan các di tích danh thắng ở Huế, Đà Nẵng, Hội An...
Các điểm di tích Cố đô Huế, từ 30 tháng Chạp đến mồng 5 Tết Quý Tỵ đạt doanh thu trên 100 tỷ đồng.
Tết cũng là mùa cao điểm khách du lịch nước ngoài đến Huế, trong thời điểm Giao thừa đón chào năm mới Quý Tỵ, nhiều khách sạn đã tận dụng lợi thế về chiều cao, tổ chức tiệc đêm giao thừa cho khách lưu trú tại khách sạn, phục vụ chương trình nghệ thuật, ẩm thực, xem pháo hoa và có chương trình lì xì đầu Xuân cho du khách. Công tác quản lý Nhà nước đối với du lịch được tăng cường, do đó không để xảy ra hiện tượng ép giá, tăng giá đối với khách.
Các loại hình dịch vụ du lịch đảm bảo yêu cầu về chất lượng và cung cách phục vụ, tạo ấn tượng tốt đối với du khách. Từ mồng 2 đến mồng 5 Tết Quý Tỵ, công suất phòng loại 3-4 sao bình quân đạt 60% công suất sử dụng buồng phòng, hạng 5 sao đạt công suất bình quân 50%.
Mở đầu thị trường du lịch năm nay với nhiều thuận lợi, Thừa Thiên-Huế tiếp tục có nhiều hoạt động kích cầu để thu hút du khách. Trước mắt, tỉnh thực hiện 9 nhóm kích cầu du lịch chính như tổ chức các đoàn du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị cho các hãng lữ hành, các nhà báo trong và ngoài nước chuyên viết về du lịch; tổ chức tháng bán hàng khuyến mãi mùa thấp điểm; hội chợ bán hàng khuyến mãi; phát động các "Tuần lễ vàng du lịch", chiến dịch hưởng ứng của các doanh nghiệp du lịch; phát triển sản phẩm và nâng cấp chất lượng dịch vụ du lịch; vinh danh thương hiệu doanh nghiệp...
Để thực hiện kích cầu, tỉnh chủ trương không giảm giá sản phẩm du lịch mà chỉ tăng thêm các gói khuyến mãi; có tiêu chí rõ ràng và có đăng ký hưởng ứng của các doanh nghiệp trong chương trình vinh danh thương hiệu; tăng thời lượng quảng bá cho du lịch Huế..../.
Trong đó, ngày mồng 3 Tết, cảng Chân Mây đã đón tàu Celebrity Millennium với hơn 2.100 hành khách và gần 1.000 thủy thủ đoàn cập cảng, đưa khách đi tham quan các di tích danh thắng ở Huế, Đà Nẵng, Hội An...
Các điểm di tích Cố đô Huế, từ 30 tháng Chạp đến mồng 5 Tết Quý Tỵ đạt doanh thu trên 100 tỷ đồng.
Tết cũng là mùa cao điểm khách du lịch nước ngoài đến Huế, trong thời điểm Giao thừa đón chào năm mới Quý Tỵ, nhiều khách sạn đã tận dụng lợi thế về chiều cao, tổ chức tiệc đêm giao thừa cho khách lưu trú tại khách sạn, phục vụ chương trình nghệ thuật, ẩm thực, xem pháo hoa và có chương trình lì xì đầu Xuân cho du khách. Công tác quản lý Nhà nước đối với du lịch được tăng cường, do đó không để xảy ra hiện tượng ép giá, tăng giá đối với khách.
Các loại hình dịch vụ du lịch đảm bảo yêu cầu về chất lượng và cung cách phục vụ, tạo ấn tượng tốt đối với du khách. Từ mồng 2 đến mồng 5 Tết Quý Tỵ, công suất phòng loại 3-4 sao bình quân đạt 60% công suất sử dụng buồng phòng, hạng 5 sao đạt công suất bình quân 50%.
Mở đầu thị trường du lịch năm nay với nhiều thuận lợi, Thừa Thiên-Huế tiếp tục có nhiều hoạt động kích cầu để thu hút du khách. Trước mắt, tỉnh thực hiện 9 nhóm kích cầu du lịch chính như tổ chức các đoàn du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị cho các hãng lữ hành, các nhà báo trong và ngoài nước chuyên viết về du lịch; tổ chức tháng bán hàng khuyến mãi mùa thấp điểm; hội chợ bán hàng khuyến mãi; phát động các "Tuần lễ vàng du lịch", chiến dịch hưởng ứng của các doanh nghiệp du lịch; phát triển sản phẩm và nâng cấp chất lượng dịch vụ du lịch; vinh danh thương hiệu doanh nghiệp...
Để thực hiện kích cầu, tỉnh chủ trương không giảm giá sản phẩm du lịch mà chỉ tăng thêm các gói khuyến mãi; có tiêu chí rõ ràng và có đăng ký hưởng ứng của các doanh nghiệp trong chương trình vinh danh thương hiệu; tăng thời lượng quảng bá cho du lịch Huế..../.
Quốc Việt (TTXVN)