Trận động đất mạnh 9 độ Richter và sóng thần vừa qua đã để lại hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế Nhật Bản.
Để khắc phục hậu quả thiên tai, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã khởi động kế hoạch hành động bơm vào thị trường hàng chục nghìn tỷ yen. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản dự tính tăng ngân sách để tái thiết đất nước sau thiên tai.
Giới phân tích cho rằng những khoản chi này có thể làm trầm trọng thêm gánh nặng nợ công của Nhật Bản, vốn đã ở mức 95.000 tỷ yen, tương đương 200% GDP năm 2010, mức rất cao so với bất kỳ nước phát triển nào.
Sau trận động đất, quan chức tài chính của một số tỉnh ở Nhật Bản cho rằng chính phủ cần nghiên cứu việc tăng dự toán ngân sách, huy động nguồn vốn cho công tác tái thiết. Theo đề xuất, dự toán ngân sách cho tài khóa tới nên bao gồm một quỹ khắc phục thiên tai trị giá khoảng 350 tỷ yen và quỹ ứng cứu khẩn cấp trị giá khoảng 810 tỷ yen.
Vào lúc Nhật Bản tạm thời chưa có quyết định về vấn đề này, Bộ trưởng nội các Nhật Bản cho biết, ngân sách của tài khóa 2010 cần phân bổ khoảng 200 tỷ yên cho các quỹ khẩn cấp để có thể ứng phó với những căng thẳng hiện nay. Để tăng ngân sách, Chính phủ Nhật Bản sẽ phải cân nhắc các biện pháp như tăng thuế, phát hành trái phiếu hay vay vốn nước ngoài.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc tái thiết đất nước sẽ khiến tình hình tài chính của Nhật Bản đã khó khăn sẽ càng thêm căng thẳng. Theo nhà kinh tế học Ryan ở HIS Global Insight, khi Nhật Bản đã bị đánh tụt xếp hạng tín dụng cách đây không lâu, thị trường tài chính thế giới có thể thận trọng hơn khi cho chính phủ nước này tăng thêm khoản vay.
Trong lúc khó khăn, Nhật Bản có thể phải bán các tài sản định giá bằng đồng USD như trái phiếu chính phủ Mỹ mà nước này đang nắm giữ để gom tiền mặt, điều không chỉ khiến đồng yên tăng giá mà còn có thể gây ra biến động lớn đối với lưu động vốn của thị trường tài chính thế giới.
Giới phân tích dự báo trong vài năm tới, khi đối mặt với vấn đề thiếu vốn, Nhật Bản có thể từ một nước xuất khẩu vốn trở thành một nước nhập khẩu vốn. Điều này sẽ gây ra những biến động mạnh, thậm chí là khủng hoảng, đối với thị trường tiền tệ thế giới.
Bên cạnh đó, việc các nguồn vốn đang được đầu tư ở nước ngoài nay quay trở lại Nhật Bản phục vụ công cuộc tái thiết sẽ khiến tỷ giá giữa đồng yên và đồng USD lại bị đẩy cao lên thêm, gây áp lực nặng nề cho các doanh nghiệp Nhật Bản vốn luôn dựa vào xuất khẩu.
Trận động đất và sóng thần đã khiến nhiều nhà máy sản xuất chip điện tử và ôtô ở Đông Bắc Nhật Bản phải ngừng hoạt động. Hãng điện tử Sony đã đóng cửa 6 nhà máy sản xuất đĩa CD, đầu đọc và pin ở khu vực này. Các đối thủ khác như Sharp, Panasonic, Mitsubishi và Sanyo cũng đã đóng cửa một số nhà máy chủ chốt.
Cho đến nay, khoảng 22 nhà máy của Toyota, Honda và Nissan đã ngừng sản xuất. Nhà máy của Toyota tại Miyagi bị đóng cửa là nhà máy có dây chuyền sản xuất ôtô hoàn chỉnh đầu tiên của hãng tại Nhật Bản và mới chỉ đi vào hoạt động được 1 tháng.
Trận động đất cũng đã giáng một đòn nặng nề vào lĩnh vực bán lẻ Nhật Bản, trong khi ngành du lịch nước này cũng có khả năng mất đi lượng khách lớn, khi các du khách quốc tế lo lắng về hiểm họa động đất và phóng xạ hạt nhân./.
Để khắc phục hậu quả thiên tai, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã khởi động kế hoạch hành động bơm vào thị trường hàng chục nghìn tỷ yen. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản dự tính tăng ngân sách để tái thiết đất nước sau thiên tai.
Giới phân tích cho rằng những khoản chi này có thể làm trầm trọng thêm gánh nặng nợ công của Nhật Bản, vốn đã ở mức 95.000 tỷ yen, tương đương 200% GDP năm 2010, mức rất cao so với bất kỳ nước phát triển nào.
Sau trận động đất, quan chức tài chính của một số tỉnh ở Nhật Bản cho rằng chính phủ cần nghiên cứu việc tăng dự toán ngân sách, huy động nguồn vốn cho công tác tái thiết. Theo đề xuất, dự toán ngân sách cho tài khóa tới nên bao gồm một quỹ khắc phục thiên tai trị giá khoảng 350 tỷ yen và quỹ ứng cứu khẩn cấp trị giá khoảng 810 tỷ yen.
Vào lúc Nhật Bản tạm thời chưa có quyết định về vấn đề này, Bộ trưởng nội các Nhật Bản cho biết, ngân sách của tài khóa 2010 cần phân bổ khoảng 200 tỷ yên cho các quỹ khẩn cấp để có thể ứng phó với những căng thẳng hiện nay. Để tăng ngân sách, Chính phủ Nhật Bản sẽ phải cân nhắc các biện pháp như tăng thuế, phát hành trái phiếu hay vay vốn nước ngoài.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc tái thiết đất nước sẽ khiến tình hình tài chính của Nhật Bản đã khó khăn sẽ càng thêm căng thẳng. Theo nhà kinh tế học Ryan ở HIS Global Insight, khi Nhật Bản đã bị đánh tụt xếp hạng tín dụng cách đây không lâu, thị trường tài chính thế giới có thể thận trọng hơn khi cho chính phủ nước này tăng thêm khoản vay.
Trong lúc khó khăn, Nhật Bản có thể phải bán các tài sản định giá bằng đồng USD như trái phiếu chính phủ Mỹ mà nước này đang nắm giữ để gom tiền mặt, điều không chỉ khiến đồng yên tăng giá mà còn có thể gây ra biến động lớn đối với lưu động vốn của thị trường tài chính thế giới.
Giới phân tích dự báo trong vài năm tới, khi đối mặt với vấn đề thiếu vốn, Nhật Bản có thể từ một nước xuất khẩu vốn trở thành một nước nhập khẩu vốn. Điều này sẽ gây ra những biến động mạnh, thậm chí là khủng hoảng, đối với thị trường tiền tệ thế giới.
Bên cạnh đó, việc các nguồn vốn đang được đầu tư ở nước ngoài nay quay trở lại Nhật Bản phục vụ công cuộc tái thiết sẽ khiến tỷ giá giữa đồng yên và đồng USD lại bị đẩy cao lên thêm, gây áp lực nặng nề cho các doanh nghiệp Nhật Bản vốn luôn dựa vào xuất khẩu.
Trận động đất và sóng thần đã khiến nhiều nhà máy sản xuất chip điện tử và ôtô ở Đông Bắc Nhật Bản phải ngừng hoạt động. Hãng điện tử Sony đã đóng cửa 6 nhà máy sản xuất đĩa CD, đầu đọc và pin ở khu vực này. Các đối thủ khác như Sharp, Panasonic, Mitsubishi và Sanyo cũng đã đóng cửa một số nhà máy chủ chốt.
Cho đến nay, khoảng 22 nhà máy của Toyota, Honda và Nissan đã ngừng sản xuất. Nhà máy của Toyota tại Miyagi bị đóng cửa là nhà máy có dây chuyền sản xuất ôtô hoàn chỉnh đầu tiên của hãng tại Nhật Bản và mới chỉ đi vào hoạt động được 1 tháng.
Trận động đất cũng đã giáng một đòn nặng nề vào lĩnh vực bán lẻ Nhật Bản, trong khi ngành du lịch nước này cũng có khả năng mất đi lượng khách lớn, khi các du khách quốc tế lo lắng về hiểm họa động đất và phóng xạ hạt nhân./.
Phan Thành Dương (TTXVN/Vietnam+)