Với 355 chuyến hàng về nông thôn, khu công nghiệp gồm cả phiên chợ Việt và các chuyến bán hàng lưu động thực hiện trong năm vừa qua, Hà Nội là một trong số ít các địa phương tổ chức tốt công tác đưa hàng về nông thôn.
19 huyện ngoại thành là một thị trường được đánh giá đầy tiềm năng đối với hệ thống bán lẻ Hà Nội và lập tức thu hút được sự vào cuộc của đông đảo các nhà kinh doanh thương mại lớn tại Hà Nội khi chương trình đưa hàng về nông thôn được khởi xướng. Qua vài năm triển khai, sau những hồ hởi ban đầu đã bộc lộ không ít khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp đã cân nhắc trong việc đưa hàng về nông thôn cho dù người dân ngoại thành vẫn chờ đợi....
Hiệu quả của hàng trăm chuyến hàng đưa về nông thôn được thể hiện bằng tổng doanh thu 13,9 tỷ đồng, trong đó 36 phiên chợ Việt đạt doanh số trung bình 186 triệu đồng/phiên, 299 chuyến bán hàng lưu động đạt doanh số trung bình 24 triệu đồng/chuyến. Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là đơn vị chủ lực trong chương trình đưa hàng về nông thôn, thực hiện 320 chuyến gồm 36 phiên chợ Việt và 284 chuyến bán hàng lưu động; số còn lại do các doanh nghiệp khác đảm nhiệm.
Hàng hóa đưa về nông thôn tập trung vào các loại nhu yếu phẩm, phù hợp với sinh hoạt hàng ngày của bà con như: thực phẩm, may mặc, dụng cụ nhà bếp, hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, thiết bị điện, hàng tạp phẩm… với số lượng từ 1.000-2.000 mặt hàng.
Đa phần hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam với chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp. Chính vì vậy, những chuyến đưa hàng về nông thôn đều được nhân dân đón nhận với sự nhiệt tình, thậm chí mong muốn các doanh nghiệp thương mại thường xuyên tổ chức những chuyến hàng như vậy.
Tại một chuyến bán hàng lưu động tổ chức tại thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất; bà Vương Thị Đạo, thôn 2 xã Hương Ngải cho biết: “Chúng tôi rất thích những chuyến bán hàng như này vì có nhiều hàng Việt Nam, chất lượng hàng hóa tốt, giá cả phù hợp. Chúng tôi cũng mong các doanh nghiệp tổ chức bán hàng ổn định vì khi rút đi, chúng tôi lại khó khăn khi tìm mua những mặt hàng này.”
Nhưng sau ba năm triển khai, việc tiếp cận thị trường nông thôn với hàng triệu người tiêu dùng không đơn giản như những gì tưởng tượng ban đầu. Vẫn là sự cạnh tranh, vẫn là khó khăn khi vận chuyển hàng hóa, tìm địa điểm bán hàng… trong khi doanh thu chưa thật cao khiến nhiều doanh nghiệp từng tham gia phải cân nhắc, thậm chí có đơn vị đã chùn bước.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Sài Gòn tại Hà Nội cho biết: “Cái khó nhất trong việc đưa hàng về nông thôn là sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp chưa thống nhất. Trong khi doanh nghiệp chủ động về hàng hóa, nhân lực thì chính quyền còn thờ ơ.”
Theo đó, nhiều doanh nghiệp tham gia đưa hàng về nông thôn cũng cho rằng, việc lựa chọn địa điểm bán hàng cũng là trở ngại cho doanh nghiệp. Nếu khảo sát địa điểm không tốt, lựa chọn thời điểm bán hàng chưa phù hợp thì hiệu quả sẽ rất thấp.
Ông Hoàng Quang Thắng, Phó Giám đốc Công ty Siêu thị Hà Nội (Tổng Công ty Thương mại Hà Nội) khẳng định: “Qua ba năm thực hiện chương trình đưa hàng về nông thôn chúng tôi thấy mặt bằng là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của chuyến bán hàng đó. Chính vì vậy, để có mặt bằng tốt, thuận lợi cho việc mua bán của bà con, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của chính quyền huyện và xã.”
Với những chuyến đưa hàng về nông thôn cho dù giá cả đều đảm bảo ở mức hợp lý, cụ thể là giá tương đương hoặc thấp hơn so với thị trường địa phương từ 3%-5% cộng với các hình thức khuyến mại nhưng nhiều khi vẫn vấp phải sự cạnh tranh của hàng hóa tại địa phương.
Sở Công Thương Hà Nội cũng khẳng định, một số cửa hàng kinh doanh xung quanh khu vực bán hàng lưu động bày bán nhiều mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, gần hết hạn sử dụng nên giá cả rất cạnh tranh, đồng thời có thái độ phản ứng với chính quyền địa phương và gây khó khăn cho doanh nghiệp bán hàng.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng ông Nguyễn Văn Đồng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, Sở vẫn tiếp tục vận động nhiều hơn nữa các doanh nghiệp tham gia tổ chức các chuyến bán hàng lưu động phục vụ nhân dân khu vực ngoại thành, người lao động trong các khu công nghiệp, qua đó tăng số lần phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, người lao động đối với nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu và mặt hàng bình ổn giá, đặc biệt vào các ngày lễ, Tết.
Để khắc phục những vướng mắc, Sở sẽ phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện, xã, thị trấn, chủ đầu tư các khu công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm để bố trí cho các chuyến bán hàng. Mục đích cuối cùng là giúp các doanh nghiệp kinh doanh thương mại hiểu rõ nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ khu vực ngoại thành, người lao động tại các khu công nghiệp từ đó xây dựng phương án phát triển mở rộng kênh phân phối, quảng bá các sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý, góp phần thúc đẩy, mở rộng giao lưu hàng hóa giữa khu vực nội thành và ngoại thành./.
19 huyện ngoại thành là một thị trường được đánh giá đầy tiềm năng đối với hệ thống bán lẻ Hà Nội và lập tức thu hút được sự vào cuộc của đông đảo các nhà kinh doanh thương mại lớn tại Hà Nội khi chương trình đưa hàng về nông thôn được khởi xướng. Qua vài năm triển khai, sau những hồ hởi ban đầu đã bộc lộ không ít khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp đã cân nhắc trong việc đưa hàng về nông thôn cho dù người dân ngoại thành vẫn chờ đợi....
Hiệu quả của hàng trăm chuyến hàng đưa về nông thôn được thể hiện bằng tổng doanh thu 13,9 tỷ đồng, trong đó 36 phiên chợ Việt đạt doanh số trung bình 186 triệu đồng/phiên, 299 chuyến bán hàng lưu động đạt doanh số trung bình 24 triệu đồng/chuyến. Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là đơn vị chủ lực trong chương trình đưa hàng về nông thôn, thực hiện 320 chuyến gồm 36 phiên chợ Việt và 284 chuyến bán hàng lưu động; số còn lại do các doanh nghiệp khác đảm nhiệm.
Hàng hóa đưa về nông thôn tập trung vào các loại nhu yếu phẩm, phù hợp với sinh hoạt hàng ngày của bà con như: thực phẩm, may mặc, dụng cụ nhà bếp, hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, thiết bị điện, hàng tạp phẩm… với số lượng từ 1.000-2.000 mặt hàng.
Đa phần hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam với chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp. Chính vì vậy, những chuyến đưa hàng về nông thôn đều được nhân dân đón nhận với sự nhiệt tình, thậm chí mong muốn các doanh nghiệp thương mại thường xuyên tổ chức những chuyến hàng như vậy.
Tại một chuyến bán hàng lưu động tổ chức tại thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất; bà Vương Thị Đạo, thôn 2 xã Hương Ngải cho biết: “Chúng tôi rất thích những chuyến bán hàng như này vì có nhiều hàng Việt Nam, chất lượng hàng hóa tốt, giá cả phù hợp. Chúng tôi cũng mong các doanh nghiệp tổ chức bán hàng ổn định vì khi rút đi, chúng tôi lại khó khăn khi tìm mua những mặt hàng này.”
Nhưng sau ba năm triển khai, việc tiếp cận thị trường nông thôn với hàng triệu người tiêu dùng không đơn giản như những gì tưởng tượng ban đầu. Vẫn là sự cạnh tranh, vẫn là khó khăn khi vận chuyển hàng hóa, tìm địa điểm bán hàng… trong khi doanh thu chưa thật cao khiến nhiều doanh nghiệp từng tham gia phải cân nhắc, thậm chí có đơn vị đã chùn bước.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Sài Gòn tại Hà Nội cho biết: “Cái khó nhất trong việc đưa hàng về nông thôn là sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp chưa thống nhất. Trong khi doanh nghiệp chủ động về hàng hóa, nhân lực thì chính quyền còn thờ ơ.”
Theo đó, nhiều doanh nghiệp tham gia đưa hàng về nông thôn cũng cho rằng, việc lựa chọn địa điểm bán hàng cũng là trở ngại cho doanh nghiệp. Nếu khảo sát địa điểm không tốt, lựa chọn thời điểm bán hàng chưa phù hợp thì hiệu quả sẽ rất thấp.
Ông Hoàng Quang Thắng, Phó Giám đốc Công ty Siêu thị Hà Nội (Tổng Công ty Thương mại Hà Nội) khẳng định: “Qua ba năm thực hiện chương trình đưa hàng về nông thôn chúng tôi thấy mặt bằng là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của chuyến bán hàng đó. Chính vì vậy, để có mặt bằng tốt, thuận lợi cho việc mua bán của bà con, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của chính quyền huyện và xã.”
Với những chuyến đưa hàng về nông thôn cho dù giá cả đều đảm bảo ở mức hợp lý, cụ thể là giá tương đương hoặc thấp hơn so với thị trường địa phương từ 3%-5% cộng với các hình thức khuyến mại nhưng nhiều khi vẫn vấp phải sự cạnh tranh của hàng hóa tại địa phương.
Sở Công Thương Hà Nội cũng khẳng định, một số cửa hàng kinh doanh xung quanh khu vực bán hàng lưu động bày bán nhiều mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, gần hết hạn sử dụng nên giá cả rất cạnh tranh, đồng thời có thái độ phản ứng với chính quyền địa phương và gây khó khăn cho doanh nghiệp bán hàng.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng ông Nguyễn Văn Đồng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, Sở vẫn tiếp tục vận động nhiều hơn nữa các doanh nghiệp tham gia tổ chức các chuyến bán hàng lưu động phục vụ nhân dân khu vực ngoại thành, người lao động trong các khu công nghiệp, qua đó tăng số lần phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, người lao động đối với nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu và mặt hàng bình ổn giá, đặc biệt vào các ngày lễ, Tết.
Để khắc phục những vướng mắc, Sở sẽ phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện, xã, thị trấn, chủ đầu tư các khu công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm để bố trí cho các chuyến bán hàng. Mục đích cuối cùng là giúp các doanh nghiệp kinh doanh thương mại hiểu rõ nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ khu vực ngoại thành, người lao động tại các khu công nghiệp từ đó xây dựng phương án phát triển mở rộng kênh phân phối, quảng bá các sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý, góp phần thúc đẩy, mở rộng giao lưu hàng hóa giữa khu vực nội thành và ngoại thành./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)