Trong cuộc hội tụ xúc động của các cựu chiến binh của Trung đoàn 803 tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định, ngày 17/6, ngồi tại hội trường trên hàng ghế đầu có một ông cụ tóc bạc không phải là người Việt Nam, nhưng trên áo của ông lấp lánh nhiều huân huy chương do Nhà nước Việt Nam tặng thưởng.
Ông Trang Xuân Chi, cũng một cựu binh của Trung đoàn đã giới thiệu ông khách rất đặc biệt này. Điều đáng ngạc nhiên là ông khách nói tiếng Việt chẳng kém gì tiếng mẹ đẻ. Tên ông là Kostas Sarantidis, quốc tịch Hy Lạp và tên Việt Nam là Nguyễn Văn Lập. Đã 83 tuổi nhưng ông vẫn rất minh mẫn.
Khi được hỏi vì sao ông lại chiến đấu trong hàng ngũ quân đội nhân dân Việt Nam, ông cho hay trước đây, ông tham gia trong quân đội Pháp và vào đóng quân tại Mũi Né, tỉnh Bình Thuận năm 1946.
Trước đó, quân đội Pháp tuyên truyền là đến Việt Nam để tước vũ khí Nhật và gìn giữ hòa bình ở Đông Dương.
Tuy nhiên, chỉ sau mấy ngày sống trên đất Việt Nam, ông đã tận mắt chứng kiến việc làm tàn bạo của quân viễn chinh Pháp và liên hệ đến việc Tổ quốc của ông cũng đã trải qua hơn 40 năm xâm lược và thống trị của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy, lòng yêu nước và yêu tự do trong ông trỗi dậy. Chỉ sau bốn ngày, ông đã bỏ hàng ngũ quân Pháp sang đứng trong hàng ngũ quân đội nhân dân Việt Nam và cùng tham gia chiến đấu trong hàng ngũ của Trung đoàn 803 trong khoảng thời gian gần 10 năm.
Khi đó, Nguyễn Văn Lập đã làm tốt mọi nhiệm vụ được cấp trên giao cho, từ lái xe, quay phim, chụp ảnh đến phụ trách quản lý trại tù binh do Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập.
Với tấm lòng yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản cao cả, ông đã được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước đó, tại quê hương, ông cũng là đảng viên Đảng Cộng sản Hy Lạp.
Khi hỏi về gia cảnh, ông cho biết vợ ông là bà Đỗ Thị Chung, quê gốc ở Hà Nội, năm nay đã tuổi 79. Hai vợ chồng ông sinh được bốn người con đều lấy tên Việt Nam là Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Thị Bạch Nga và người con út lấy tên là Nguyễn Thị Tự Do.
Ông cho biết tên người con út cũng chính là một ý nguyện trong suốt cuộc đời ông, đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập và tự do.
Những lần về Việt Nam, ông cùng các đồng đội đi thăm và tặng quà, hỗ trợ tiền cho các cháu mổ tim ở Đà Nẵng.
Để giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, năm 2009, ông đã vận động thành lập Hội hữu nghị Việt Nam-Hy Lạp để quyên góp gây quỹ./.
Ông Trang Xuân Chi, cũng một cựu binh của Trung đoàn đã giới thiệu ông khách rất đặc biệt này. Điều đáng ngạc nhiên là ông khách nói tiếng Việt chẳng kém gì tiếng mẹ đẻ. Tên ông là Kostas Sarantidis, quốc tịch Hy Lạp và tên Việt Nam là Nguyễn Văn Lập. Đã 83 tuổi nhưng ông vẫn rất minh mẫn.
Khi được hỏi vì sao ông lại chiến đấu trong hàng ngũ quân đội nhân dân Việt Nam, ông cho hay trước đây, ông tham gia trong quân đội Pháp và vào đóng quân tại Mũi Né, tỉnh Bình Thuận năm 1946.
Trước đó, quân đội Pháp tuyên truyền là đến Việt Nam để tước vũ khí Nhật và gìn giữ hòa bình ở Đông Dương.
Tuy nhiên, chỉ sau mấy ngày sống trên đất Việt Nam, ông đã tận mắt chứng kiến việc làm tàn bạo của quân viễn chinh Pháp và liên hệ đến việc Tổ quốc của ông cũng đã trải qua hơn 40 năm xâm lược và thống trị của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy, lòng yêu nước và yêu tự do trong ông trỗi dậy. Chỉ sau bốn ngày, ông đã bỏ hàng ngũ quân Pháp sang đứng trong hàng ngũ quân đội nhân dân Việt Nam và cùng tham gia chiến đấu trong hàng ngũ của Trung đoàn 803 trong khoảng thời gian gần 10 năm.
Khi đó, Nguyễn Văn Lập đã làm tốt mọi nhiệm vụ được cấp trên giao cho, từ lái xe, quay phim, chụp ảnh đến phụ trách quản lý trại tù binh do Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập.
Với tấm lòng yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản cao cả, ông đã được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước đó, tại quê hương, ông cũng là đảng viên Đảng Cộng sản Hy Lạp.
Khi hỏi về gia cảnh, ông cho biết vợ ông là bà Đỗ Thị Chung, quê gốc ở Hà Nội, năm nay đã tuổi 79. Hai vợ chồng ông sinh được bốn người con đều lấy tên Việt Nam là Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Thị Bạch Nga và người con út lấy tên là Nguyễn Thị Tự Do.
Ông cho biết tên người con út cũng chính là một ý nguyện trong suốt cuộc đời ông, đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập và tự do.
Những lần về Việt Nam, ông cùng các đồng đội đi thăm và tặng quà, hỗ trợ tiền cho các cháu mổ tim ở Đà Nẵng.
Để giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, năm 2009, ông đã vận động thành lập Hội hữu nghị Việt Nam-Hy Lạp để quyên góp gây quỹ./.
Viết Ý (TTXVN/Vietnam+)