Hàng năm cứ gần đến ngày 21/6, bà Vương Thanh Liêm (75 tuổi), hay gọi cô Hai Liêm, ngụ khu phố 4, Phường Khánh Hậu (thành phố Tân An-Long An), luôn rộn ràng niềm vui.
Bởi lẽ, cô Hai được đồng nghiệp đến chúc mừng và ôn lại kỷ niệm khi cô còn là phát thanh viên của Đài Phát thanh Giải phóng và là nữ phát thanh viên đầu tiên đọc bản tin giải phóng Sài Gòn.
Cô Vương Thanh Liêm sinh ra trong một gia đình nghèo ở Quận 8-Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1959, đi theo tiếng gọi của phong trào học sinh sinh viên, cô bắt đầu tham gia rải truyền đơn, làm giao liên.
Sau đó, cô Hai được cấp trên cử về Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), để hoạt động. Năm 1962, cô Hai nhận được lệnh chuyển về căn cứ R (Trung ương Cục miền Nam) ở huyện Tân Biên-tỉnh Tây Ninh. Căn cứ R khi ấy là nơi đóng quân của cơ quan cách mạng quan trọng, trong đó có Đài Phát thanh Giải phóng chính thức phát sóng vào ngày 1/2/1962.
Thời chiến khó khăn, cơ quan đài chỉ là một lán trại dựng bằng lá; dụng cụ phát thanh chỉ là máy phát công suất nhỏ nhưng tiếng nói của Đài mang đến cho cuộc chiến một sinh lực mới. Đài là phương tiện chuyển tải những tin tức cách mạng đến với quần chúng nhân dân và cổ vũ tinh thần yêu nước.
Sau bốn tháng chuyển từ Củ Chi về căn cứ R, khi đến nơi, cô Hai Liêm cùng với một số đồng đội được đưa vào thử giọng ở Đài phát thanh giải phóng. Khi đó, cô Hai Liêm 25 tuổi, nhờ có chất giọng ngọt ngào, truyền cảm, rõ ràng nên được tuyển vào làm phát thanh viên.
Cô Hai tâm sự: “Ngày mới vào nghề, tôi không biết gì về phát thanh nhưng khi được anh em chỉ dẫn, tôi làm theo và quen dần. Tôi phụ trách đọc bản tin thời sự cùng phát thanh viên Nguyễn Hữu Phước. Trước mỗi chương trình, giọng tôi và anh Phước lại vang lên câu hiệu lệnh “Đây là Đài phát thanh Giải phóng. Tiếng nói của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.” Lời xướng ấy của Đài, được tôi đọc trước và anh Phước đọc lại sau.”
Trong các chương trình, cô Hai Liêm tâm đắc nhất là câu chuyện thời sự do ông Trần Bạch Đằng, ông bảy Kỉnh,… viết. Dù ít học nhưng khi đọc phát thanh, cô Hai biết nhấn nhá, nhả giọng và xuống câu đúng văn phạm. Cứ mỗi lần đọc các bài viết bình luận hay phản biện lại luận điệu của địch, giọng đọc cô Hai lại thể hiện sự đanh thép. “Mấy anh em đồng nghiệp cứ trêu: Tổng thống Thiệu mà bắt được chị chắc chẻ miệng ra tới mang tai luôn”- cô Hai Liêm cười, cho biết thêm.
Suốt thời gian gắn bó với Đài, có lẽ giây phút tự hào và hạnh phút nhất của cô Hai là khoảnh khắc đọc bản tin giải phóng Sài Gòn ngày 30/4/1975. Cô và các đồng nghiệp nhận được lệnh di chuyển từ căn cứ R về Sài Gòn. Trước khi lên đường, cô và đồng nghiệp đã chuẩn bị sẵn chương trình, phương tiện để có thể phát thanh ngay trên xe nếu như chưa tiếp quản được đài ở Sài Gòn.
Nhưng đúng 11 giờ trưa ngày 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng nên dân chúng kéo ra đường vui mừng, hò reo. Đường sá đông nghịt người nên xe của cô đến Sài Gòn đã hơn 19 giờ và tiếp quản được đài ở Sài Gòn.
Ngay lúc đó, cả êkíp cùng bắt tay vào công việc. Đúng 20 giờ, giọng đọc của cô Liêm và chú Phước ngân lên “Đây là Đài phát thanh Giải phóng, phát thanh từ Sài Gòn. Tiếng nói của nhân dân Sài Gòn-Gia Định”. Sau đó, cả hai bắt đầu đọc bản tin giải phóng. Có thể nói, đây là lần cô Hai Liêm đọc hăng say và cảm thấy hạnh phúc vì đó là bản tin đầu tiên khi nước nhà thống nhất. Đến bây giờ, cô vẫn không thể nào quên giây phút ấy.
Sau ngày giải phóng, cô cô Hai Liêm vẫn tiếp tụ công tác ở Đài. Năm 1978, cô Hai được cử đi tham gia học trường Đảng Nguyễn Ái Quốc và nâng cao trình độ văn hóa. Đến năm 1980, cô về làm Chánh Văn phòng Đài Phát thanh truyền hình Long An và về hưu năm 1990.
Nước nhà đã 37 năm thống nhất, chiến tranh đã đi qua, tiếng bom gầm đạn thét không còn nữa nhưng âm vang của người nữ phát thanh viên Vương Thanh Liêm trong khoảnh khắc lịch sử ngày 30/4/1975 vẫn còn vang vọng mãi đến ngày nay và mãi về sau./.
Bởi lẽ, cô Hai được đồng nghiệp đến chúc mừng và ôn lại kỷ niệm khi cô còn là phát thanh viên của Đài Phát thanh Giải phóng và là nữ phát thanh viên đầu tiên đọc bản tin giải phóng Sài Gòn.
Cô Vương Thanh Liêm sinh ra trong một gia đình nghèo ở Quận 8-Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1959, đi theo tiếng gọi của phong trào học sinh sinh viên, cô bắt đầu tham gia rải truyền đơn, làm giao liên.
Sau đó, cô Hai được cấp trên cử về Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), để hoạt động. Năm 1962, cô Hai nhận được lệnh chuyển về căn cứ R (Trung ương Cục miền Nam) ở huyện Tân Biên-tỉnh Tây Ninh. Căn cứ R khi ấy là nơi đóng quân của cơ quan cách mạng quan trọng, trong đó có Đài Phát thanh Giải phóng chính thức phát sóng vào ngày 1/2/1962.
Thời chiến khó khăn, cơ quan đài chỉ là một lán trại dựng bằng lá; dụng cụ phát thanh chỉ là máy phát công suất nhỏ nhưng tiếng nói của Đài mang đến cho cuộc chiến một sinh lực mới. Đài là phương tiện chuyển tải những tin tức cách mạng đến với quần chúng nhân dân và cổ vũ tinh thần yêu nước.
Sau bốn tháng chuyển từ Củ Chi về căn cứ R, khi đến nơi, cô Hai Liêm cùng với một số đồng đội được đưa vào thử giọng ở Đài phát thanh giải phóng. Khi đó, cô Hai Liêm 25 tuổi, nhờ có chất giọng ngọt ngào, truyền cảm, rõ ràng nên được tuyển vào làm phát thanh viên.
Cô Hai tâm sự: “Ngày mới vào nghề, tôi không biết gì về phát thanh nhưng khi được anh em chỉ dẫn, tôi làm theo và quen dần. Tôi phụ trách đọc bản tin thời sự cùng phát thanh viên Nguyễn Hữu Phước. Trước mỗi chương trình, giọng tôi và anh Phước lại vang lên câu hiệu lệnh “Đây là Đài phát thanh Giải phóng. Tiếng nói của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.” Lời xướng ấy của Đài, được tôi đọc trước và anh Phước đọc lại sau.”
Trong các chương trình, cô Hai Liêm tâm đắc nhất là câu chuyện thời sự do ông Trần Bạch Đằng, ông bảy Kỉnh,… viết. Dù ít học nhưng khi đọc phát thanh, cô Hai biết nhấn nhá, nhả giọng và xuống câu đúng văn phạm. Cứ mỗi lần đọc các bài viết bình luận hay phản biện lại luận điệu của địch, giọng đọc cô Hai lại thể hiện sự đanh thép. “Mấy anh em đồng nghiệp cứ trêu: Tổng thống Thiệu mà bắt được chị chắc chẻ miệng ra tới mang tai luôn”- cô Hai Liêm cười, cho biết thêm.
Suốt thời gian gắn bó với Đài, có lẽ giây phút tự hào và hạnh phút nhất của cô Hai là khoảnh khắc đọc bản tin giải phóng Sài Gòn ngày 30/4/1975. Cô và các đồng nghiệp nhận được lệnh di chuyển từ căn cứ R về Sài Gòn. Trước khi lên đường, cô và đồng nghiệp đã chuẩn bị sẵn chương trình, phương tiện để có thể phát thanh ngay trên xe nếu như chưa tiếp quản được đài ở Sài Gòn.
Nhưng đúng 11 giờ trưa ngày 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng nên dân chúng kéo ra đường vui mừng, hò reo. Đường sá đông nghịt người nên xe của cô đến Sài Gòn đã hơn 19 giờ và tiếp quản được đài ở Sài Gòn.
Ngay lúc đó, cả êkíp cùng bắt tay vào công việc. Đúng 20 giờ, giọng đọc của cô Liêm và chú Phước ngân lên “Đây là Đài phát thanh Giải phóng, phát thanh từ Sài Gòn. Tiếng nói của nhân dân Sài Gòn-Gia Định”. Sau đó, cả hai bắt đầu đọc bản tin giải phóng. Có thể nói, đây là lần cô Hai Liêm đọc hăng say và cảm thấy hạnh phúc vì đó là bản tin đầu tiên khi nước nhà thống nhất. Đến bây giờ, cô vẫn không thể nào quên giây phút ấy.
Sau ngày giải phóng, cô cô Hai Liêm vẫn tiếp tụ công tác ở Đài. Năm 1978, cô Hai được cử đi tham gia học trường Đảng Nguyễn Ái Quốc và nâng cao trình độ văn hóa. Đến năm 1980, cô về làm Chánh Văn phòng Đài Phát thanh truyền hình Long An và về hưu năm 1990.
Nước nhà đã 37 năm thống nhất, chiến tranh đã đi qua, tiếng bom gầm đạn thét không còn nữa nhưng âm vang của người nữ phát thanh viên Vương Thanh Liêm trong khoảnh khắc lịch sử ngày 30/4/1975 vẫn còn vang vọng mãi đến ngày nay và mãi về sau./.
Thanh Bình (TTXVN)