Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn báo cáo cập nhật của Bộ Thương mại Mỹ cho biết tốc độ tăng GDP của nước này trong quý 4/2012 đạt 0,4%, chứ không phải 0,1% hoặc - 0,1% như đã dự báo trước đó.
Bất chấp sự tăng trưởng chậm lại bất thường trong những tháng cuối cùng của năm trước và những tác động của việc tăng thuế thu nhập và cắt giảm ngân sách, bức tranh của nền kinh tế Mỹ trong năm nay được dự báo sẽ sáng sủa hơn.
Tốc độ tăng 0,4% là thấp nhất trong gần hai năm. Tuy vậy, tốc độ tăng GDP của Mỹ trong cả năm 2012 vẫn đạt 2,2%, khá hơn nhiều so với mức tăng 1,8% trong năm 2011, nhưng thấp hơn mức tăng 2,4% của năm 2010.
Mặc dù sẽ bị tác động bởi chủ trương tăng thuế thu nhập đối với những người giàu và việc ngân sách bị tự động cắt giảm 85,4 tỷ USD, các chuyên gia dự báo tốc độ tăng GDP của Mỹ trong quý 1 năm nay có thể đạt 2,5%. Nguyên nhân dẫn tới đánh giá lạc quan này là vì sự tiêu dùng của người dân, yếu tố đóng góp vào 2/3 hoạt động của nền kinh tế Mỹ, dự báo trong năm 2013 vẫn tiếp tục tăng trong khi thị trường nhà đất đang có đà phục hồi ấn tượng.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ thông báo, trong tháng Hai vừa qua, các công ty của Mỹ đã tạo ra được 200.000 việc làm, giúp hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống 7,7%. Đây là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất ở Mỹ trong vòng 4 năm qua.
Tuy nhiên, thị trường lao động Mỹ vẫn khá bấp bênh với việc trong tuần trước, số công nhân nộp đơn xin hưởng chế độ thất nghiệp tăng thêm 16.000 người, lên tới 357.000 người. Đây là tuần thứ hai liên tiếp có số lượng đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng.
Tuần trước, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuyên bố sẽ tiếp tục chính sách lãi suất gần như bằng 0 và gói cứu trợ thứ ba (QE-3) cho tới khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 6,5%.
Bức tranh sáng sủa hơn của nền kinh tế đã gây phấn khích các nhà đầu tư, khiến họ bỏ thêm tiền mua tài sản, làm cho chỉ số Standard & Poor 500 tại thị trường New York vào thời điểm đóng cửa ngày 28/3 tăng lên mức cao kỷ lục mới, đạt 1.569,18 điểm, cao hơn kỷ lục 1.565,15 điểm xác lập ngày 9/10/2007.
Các chỉ số chứng khoán lớn khác như Dow Jones và Nasdaq Composite cũng lần lượt tăng 0,36% và 0,34%. Như vậy, riêng trong tháng Ba này, các chỉ số Dow Jones, Nasdaq và Standard & Poor 500 lần lượt tăng 3,7%, 3,4% và 3,6% và từ đầu năm tới nay lần lượt tăng 11,2%, 8,2% và 10%./.
Bất chấp sự tăng trưởng chậm lại bất thường trong những tháng cuối cùng của năm trước và những tác động của việc tăng thuế thu nhập và cắt giảm ngân sách, bức tranh của nền kinh tế Mỹ trong năm nay được dự báo sẽ sáng sủa hơn.
Tốc độ tăng 0,4% là thấp nhất trong gần hai năm. Tuy vậy, tốc độ tăng GDP của Mỹ trong cả năm 2012 vẫn đạt 2,2%, khá hơn nhiều so với mức tăng 1,8% trong năm 2011, nhưng thấp hơn mức tăng 2,4% của năm 2010.
Mặc dù sẽ bị tác động bởi chủ trương tăng thuế thu nhập đối với những người giàu và việc ngân sách bị tự động cắt giảm 85,4 tỷ USD, các chuyên gia dự báo tốc độ tăng GDP của Mỹ trong quý 1 năm nay có thể đạt 2,5%. Nguyên nhân dẫn tới đánh giá lạc quan này là vì sự tiêu dùng của người dân, yếu tố đóng góp vào 2/3 hoạt động của nền kinh tế Mỹ, dự báo trong năm 2013 vẫn tiếp tục tăng trong khi thị trường nhà đất đang có đà phục hồi ấn tượng.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ thông báo, trong tháng Hai vừa qua, các công ty của Mỹ đã tạo ra được 200.000 việc làm, giúp hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống 7,7%. Đây là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất ở Mỹ trong vòng 4 năm qua.
Tuy nhiên, thị trường lao động Mỹ vẫn khá bấp bênh với việc trong tuần trước, số công nhân nộp đơn xin hưởng chế độ thất nghiệp tăng thêm 16.000 người, lên tới 357.000 người. Đây là tuần thứ hai liên tiếp có số lượng đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng.
Tuần trước, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuyên bố sẽ tiếp tục chính sách lãi suất gần như bằng 0 và gói cứu trợ thứ ba (QE-3) cho tới khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 6,5%.
Bức tranh sáng sủa hơn của nền kinh tế đã gây phấn khích các nhà đầu tư, khiến họ bỏ thêm tiền mua tài sản, làm cho chỉ số Standard & Poor 500 tại thị trường New York vào thời điểm đóng cửa ngày 28/3 tăng lên mức cao kỷ lục mới, đạt 1.569,18 điểm, cao hơn kỷ lục 1.565,15 điểm xác lập ngày 9/10/2007.
Các chỉ số chứng khoán lớn khác như Dow Jones và Nasdaq Composite cũng lần lượt tăng 0,36% và 0,34%. Như vậy, riêng trong tháng Ba này, các chỉ số Dow Jones, Nasdaq và Standard & Poor 500 lần lượt tăng 3,7%, 3,4% và 3,6% và từ đầu năm tới nay lần lượt tăng 11,2%, 8,2% và 10%./.
(TTXVN)