Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), bà Monique Barbut nhấn mạnh, việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ và khu vực tư nhân (hợp tác công-tư, PPP) sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy các sáng kiến môi trường bền vững.
"Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng mối quan hệ đối tác công-tư tạo ra kết quả tốt khi họ tạo ra sự phân công lao động hiệu quả, tiếp cận nhanh chóng với các nguồn quỹ tài trợ. Các tổ chức này cũng thiết lập được mối quan hệ sâu rộng với các chính quyền địa phương và tổ chức xã hội," bà Monique Barbut nói tại diễn đàn khởi động về “Nền tảng công nghiệp xanh,” tại Rio de Janeiro (Brazil), ngày 16/6.
Được khởi xướng bởi Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), "Nền tảng công nghiệp xanh" là diễn đàn tập hợp các sáng kiến từ các nhà lãnh đạo, khu vực kinh doanh và các tổ chức xã hội dân sự, trên cơ sở quan hệ đối tác toàn toàn cầu nhằm mục đích vận động và lồng ghép các hành động về công nghiệp xanh trên quy mô thế giới.
Các mục tiêu tổng thể của nền tảng này được xây dựng phát triển công nghiệp sạch hơn và cạnh tranh hơn, giảm ô nhiễm và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
"Nền tảng này được thiết lập để bảo đảm các cam kết cụ thể, huy động các hành động hỗ trợ Chương trình nghị sự Công nghiệp xanh, khuyến khích việc sử dụng hiệu quả năng lượng và nguyên liệu cho quá trình sản xuất," Giám đốc UNIDO, ông Yumkella nhấn mạnh.
Ông Kandeh Yumkella cũng cho biết lúc khởi động, “Nền tảng công nghiệp xanh” đã được hỗ trợ bởi 70 tổ chức, bao gồm cả các chính phủ quốc gia, các doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế. Một Ban tư vấn được thành lập bao gồm của 10-12 đại diện cấp cao từ phía chính phủ, tư nhân và khu vực dân sự.
"Nền tảng là hình mẫu cho quan hệ đối tác công-tư và hết sức cần thiết để chính phủ các quốc gia mở rộng phát triển công nghiệp xanh. Nó sẽ cung cấp động lực để truyền cảm hứng cho nhiều sáng kiến ở cấp quốc gia và khu vực, thống nhất một quá trình chuyển đổi toàn cầu carbon thấp và ngành công nghiệp sạch hơn, " ông Yumkella nói.
Cũng tại diễn đàn này, GEF đã chia sẻ kinh nghiệm với các nhà lãnh đạo, các tổ chức về việc tài trợ triển khai các dự án, sáng kiến về môi trường bền vững nói chung và công nghiệp xanh nói riêng; đặc biệt là các mô hình hợp tác công-tư hiệu quả…
Trong tháng 5/2012 vừa qua, Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) đã nhận được mức cam kết kỷ lục 4,25 tỷ USD từ 30 nước tài trợ trên khắp thế giới nhằm giúp các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu.
Tính đến nay, GEF đã tài trợ trên 8,7 tỷ USD cho khoảng 2.400 dự án môi trường tại hơn 165 nước đang phát triển và các nền kinh tế đang nổi.
Riêng tại Việt Nam, GEF cũng là tổ chức tài trợ lớn cho các dự án về chống biến đổi khí hậu, với hàng chục dự án được triển khai có tổng số vốn lên tới trên trăm triệu USD./.
"Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng mối quan hệ đối tác công-tư tạo ra kết quả tốt khi họ tạo ra sự phân công lao động hiệu quả, tiếp cận nhanh chóng với các nguồn quỹ tài trợ. Các tổ chức này cũng thiết lập được mối quan hệ sâu rộng với các chính quyền địa phương và tổ chức xã hội," bà Monique Barbut nói tại diễn đàn khởi động về “Nền tảng công nghiệp xanh,” tại Rio de Janeiro (Brazil), ngày 16/6.
Được khởi xướng bởi Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), "Nền tảng công nghiệp xanh" là diễn đàn tập hợp các sáng kiến từ các nhà lãnh đạo, khu vực kinh doanh và các tổ chức xã hội dân sự, trên cơ sở quan hệ đối tác toàn toàn cầu nhằm mục đích vận động và lồng ghép các hành động về công nghiệp xanh trên quy mô thế giới.
Các mục tiêu tổng thể của nền tảng này được xây dựng phát triển công nghiệp sạch hơn và cạnh tranh hơn, giảm ô nhiễm và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
"Nền tảng này được thiết lập để bảo đảm các cam kết cụ thể, huy động các hành động hỗ trợ Chương trình nghị sự Công nghiệp xanh, khuyến khích việc sử dụng hiệu quả năng lượng và nguyên liệu cho quá trình sản xuất," Giám đốc UNIDO, ông Yumkella nhấn mạnh.
Ông Kandeh Yumkella cũng cho biết lúc khởi động, “Nền tảng công nghiệp xanh” đã được hỗ trợ bởi 70 tổ chức, bao gồm cả các chính phủ quốc gia, các doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế. Một Ban tư vấn được thành lập bao gồm của 10-12 đại diện cấp cao từ phía chính phủ, tư nhân và khu vực dân sự.
"Nền tảng là hình mẫu cho quan hệ đối tác công-tư và hết sức cần thiết để chính phủ các quốc gia mở rộng phát triển công nghiệp xanh. Nó sẽ cung cấp động lực để truyền cảm hứng cho nhiều sáng kiến ở cấp quốc gia và khu vực, thống nhất một quá trình chuyển đổi toàn cầu carbon thấp và ngành công nghiệp sạch hơn, " ông Yumkella nói.
Cũng tại diễn đàn này, GEF đã chia sẻ kinh nghiệm với các nhà lãnh đạo, các tổ chức về việc tài trợ triển khai các dự án, sáng kiến về môi trường bền vững nói chung và công nghiệp xanh nói riêng; đặc biệt là các mô hình hợp tác công-tư hiệu quả…
Trong tháng 5/2012 vừa qua, Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) đã nhận được mức cam kết kỷ lục 4,25 tỷ USD từ 30 nước tài trợ trên khắp thế giới nhằm giúp các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu.
Tính đến nay, GEF đã tài trợ trên 8,7 tỷ USD cho khoảng 2.400 dự án môi trường tại hơn 165 nước đang phát triển và các nền kinh tế đang nổi.
Riêng tại Việt Nam, GEF cũng là tổ chức tài trợ lớn cho các dự án về chống biến đổi khí hậu, với hàng chục dự án được triển khai có tổng số vốn lên tới trên trăm triệu USD./.
Mỹ Bình/Rio de Janeiro (Vietnam+)