Ghostpass phát triển thanh toán không gặp mặt trong thời kỳ COVID-19

Ghostpass, một doanh nghiệp Hàn Quốc, đã phát triển một giải pháp thanh toán không cần tiếp xúc trực tiếp, không cần gặp mặt nhằm hạn chế khả năng lây nhiễm của virus.
Ghostpass phát triển thanh toán không gặp mặt trong thời kỳ COVID-19 ảnh 1(Nguồn: Aving)

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành trên khắp thế giới, Ghostpass, một doanh nghiệp Hàn Quốc, đã phát triển một giải pháp thanh toán không cần tiếp xúc trực tiếp, không cần gặp mặt nhằm hạn chế khả năng lây nhiễm của virus.

Giải pháp này được giới thiệu tại hội chợ MIK lần thứ 19 diễn ra theo hình thức trực tuyến ngày 8/12 vừa qua.

Ghostpass là một công ty khởi nghiệp về tài chính-công nghệ thế hệ mới, chuyên phát triển các giải pháp xác thực và nhận dạng thanh toán thông qua xác thực sinh trắc học nhân sử dụng cá công nghệ AI như nhận dạng khuôn mặt và giọng nói.

Người đại diện công ty này cho biết: "Công nghệ của chúng tôi là giải pháp tích hợp giúp thanh toán đơn hàng mà không cần gặp mặt và không tiếp xúc trực tiếp bằng cách sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói và khuôn mặt nhằm ngăn chặn sự rò rỉ thông tin sinh trắc học. Giải pháp này đã đáp ứng được những yêu cầu tránh lây nhiễm của đại dịch COVID-19 cũng như những đòi hỏi của thời kỳ bình thường mới."

"Đây phương pháp DID (phi tập trung) mà thông tin sinh trắc học, thông tin cá nhân nhạy cảm được lưu trong các thiết bị thông minh, và về cơ bản nó ngăn chặn tình trạng rò rỉ thông tin cá nhân. Mặt khác, việc không gặp mặt trực tiếp, tiếp xúc trực tiếp còn tạo nên trạng thái tâm lý ổn định. Loại hình này không cần phương thức thanh toán riêng như điện thoại thông minh hay thẻ tín dụng, nên rất thuận tiện cho người dùng.

[Geniesoft và dịch vụ VR không gây chóng mặt khi sử dụng]

Từ quan điểm nhượng quyền, việc triển khai các kiốt thanh toán không gặp mặt giúp tiết kiệm được thời gian và công sức, và hơn nữa, còn có chi phí rẻ hơn những kiốt đứng. Điều này rất thuận tiện cho các chủ doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp một người," ông cho biết thêm.

Hội chợ MIK (made-in-Korean) là một sự kiện có quy mô toàn cầu nhằm giới thiệu, thúc đẩy những sản phẩm sản xuất tại Hàn Quốc tới toàn thế giới.

Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, sự kiện MIK lần thứ 19 với tên gọi "19th MIK 2020 Season Off Online" diễn ra dưới hình thức trực tuyến vào lúc 16h (giờ địa phương) ngày 8/12 trên nền tảng zoom.

24 công ty hàng đầu về công nghệ thông tin, sinh học, y tế và phát triển nội dung đã tham gia sự kiện này từ phía Hàn Quốc.

Đó là Công ty Trách nhiệm hữu hạn IBST; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Awesomepia; Công ty Trách nhiệm hữu hạn BA Energy; Công ty Trách nhiệm hữu hạn CiSTEM; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Biootrus; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Wellmarker Bio; Công ty Trách nhiệm hữu hạn CM Lab; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cell2in; Skims Bio; Công ty Trách nhiệm hữu hạn CareDoc; Rebest; The WaveTalk; DoTrade; Link Optics; GenieSoft; GhostPass; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Safetech Research; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Myungkwang; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Multix; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Batoners; Công ty Trách nhiệm hữu hạn TheS; J2; Tập đoàn Myeongseong Corporation và Baice.

MIK lần thứ 19 được kỳ vọng sẽ tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc gia nhập thị trường toàn cầu thời kỳ hậu COVID-19.

Aving - đơn vị tổ chức MIK 19 - là đối tác truyền thông tích cực cho hơn 100 hội chợ thương mại mỗi năm, đồng thời thiết lập nên mạng lưới thông tin toàn cầu đối với các công ty truyền thông lớn tại 54 quốc gia.

MIK 19 có sự tham gia của 7 đơn vị truyền thông từ các quốc gia khác nhau, bao gồm Việt Nam (VietnamPlus), Singapore (Myfatpocket), Hoa Kỳ (Geekazine), Trung Quốc (SINA), Pháp (LeCafedegeek), Triều Tiên (IT DongA), Nga (SVPressa.Ru) và Pháp (StartupWorld.Tech)./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục