Tờ Thời báo Tài chính của Anh đưa tin, giá bông trên thị trường thế giới tăng là do thiếu nguồn cung.
Giá bông tại New York, Mỹ đầu tuần này đã tăng lên hơn 1 USD/pound. Đây là lần thứ hai kể từ cuộc Nội chiến Mỹ (giữa thế kỷ 19) giá mặt hàng này vượt ngưỡng 1 USD/pound.
Mặc dù mức cầu về bông trên toàn cầu vẫn thấp hơn nhiều so với thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, nhưng nguồn cung hạn chế - hậu quả của một thời gian dài nông dân trồng bông chuyển sang các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao hơn - đã khiến thị trường mất cân bằng.
Lần giá bông vượt mức 1 USD/pound gần đây nhất trên thị trường New York là năm 1995, thời điểm tỷ lệ dự trữ/cầu của thế giới giảm xuống dưới 40% - tương đương với tỷ lệ hiện nay. Đây là ngưỡng dự trữ khiến các nhà máy dệt lo lắng, buộc họ phải tăng cường mua vào để dự trữ.
Trong khi đó, nhiều khả năng cho thấy vụ thu hoạch bông ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ không hứa hẹn bội thu, buộc các công ty dệt vải tăng cường mua vào để thực hiện các hợp đồng cung cấp vải sợi.
Lụt lội cũng đã khiến vụ thu hoạch bông ở Pakistan đã bị thiệt hại nặng nề. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán nhu cầu bông nguyên liệu toàn cầu trong năm nay có thể sẽ tăng 3% so với năm ngoái.
Do lo ngại thị trường bông toàn cầu thiếu nguồn cung, nhiều nhà máy dệt trên thế giới đã tăng cường mua vào, đẩy giá bông lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ và điều này làm tăng mối lo ngại khả năng giá các mặt hàng dệt may sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Các nhà phân tích cho biết kể từ năm 2008 các công ty buôn bán bông đã dự đoán thị trường này sẽ thiếu hụt cung, mặc dù vào thời điểm đó nhu cầu bông giảm và dự trữ tăng.
Tuy nhiên, so với 15 năm trước, thị trường bông thế giới hiện nay có nhiều điểm khác. Nhiều nhà máy dệt ở Mỹ đã đóng cửa do làn sóng sản phẩm cạnh tranh giá rẻ tràn vào từ bên ngoài, khiến nhu cầu bông nguyên liệu trong nước chỉ bằng 1/3 so với năm 1995.
Nhu cầu của Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước tiêu thụ nhiều bông nhất thế giới, đều đã tăng gấp đôi. Các nước như Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam cũng đã nổi lên là những thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm này./.
Giá bông tại New York, Mỹ đầu tuần này đã tăng lên hơn 1 USD/pound. Đây là lần thứ hai kể từ cuộc Nội chiến Mỹ (giữa thế kỷ 19) giá mặt hàng này vượt ngưỡng 1 USD/pound.
Mặc dù mức cầu về bông trên toàn cầu vẫn thấp hơn nhiều so với thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, nhưng nguồn cung hạn chế - hậu quả của một thời gian dài nông dân trồng bông chuyển sang các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao hơn - đã khiến thị trường mất cân bằng.
Lần giá bông vượt mức 1 USD/pound gần đây nhất trên thị trường New York là năm 1995, thời điểm tỷ lệ dự trữ/cầu của thế giới giảm xuống dưới 40% - tương đương với tỷ lệ hiện nay. Đây là ngưỡng dự trữ khiến các nhà máy dệt lo lắng, buộc họ phải tăng cường mua vào để dự trữ.
Trong khi đó, nhiều khả năng cho thấy vụ thu hoạch bông ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ không hứa hẹn bội thu, buộc các công ty dệt vải tăng cường mua vào để thực hiện các hợp đồng cung cấp vải sợi.
Lụt lội cũng đã khiến vụ thu hoạch bông ở Pakistan đã bị thiệt hại nặng nề. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán nhu cầu bông nguyên liệu toàn cầu trong năm nay có thể sẽ tăng 3% so với năm ngoái.
Do lo ngại thị trường bông toàn cầu thiếu nguồn cung, nhiều nhà máy dệt trên thế giới đã tăng cường mua vào, đẩy giá bông lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ và điều này làm tăng mối lo ngại khả năng giá các mặt hàng dệt may sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Các nhà phân tích cho biết kể từ năm 2008 các công ty buôn bán bông đã dự đoán thị trường này sẽ thiếu hụt cung, mặc dù vào thời điểm đó nhu cầu bông giảm và dự trữ tăng.
Tuy nhiên, so với 15 năm trước, thị trường bông thế giới hiện nay có nhiều điểm khác. Nhiều nhà máy dệt ở Mỹ đã đóng cửa do làn sóng sản phẩm cạnh tranh giá rẻ tràn vào từ bên ngoài, khiến nhu cầu bông nguyên liệu trong nước chỉ bằng 1/3 so với năm 1995.
Nhu cầu của Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước tiêu thụ nhiều bông nhất thế giới, đều đã tăng gấp đôi. Các nước như Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam cũng đã nổi lên là những thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm này./.
(TTXVN/Vietnam+)