Nếu như cách đây 2 tuần, giá cát xây dựng đến tận chân công trình tại thị xã Cao Bằng chỉ 170.000 đồng một khối thì đến nay, mỗi khối đã đột ngột tăng lên 300.000 đồng. Việc này đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Theo ông Nông Đình Hai, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân của việc giá cát xây dựng tăng đột ngột là do tình trạng khai thác khoáng sản (trong đó có cát, sỏi) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua khá lộn xộn.
Vì vậy, ngày 27/5, Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Cao Bằng Thông báo số 417-TB/TU chỉ đạo tạm dừng việc cấp phép, gia hạn thăm dò, khai thác, hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, chờ kết quả kiểm tra, rà soát, đánh giá lại một cách tổng thể kết quả công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động khoáng sản trong những năm vừa qua, chấn chỉnh một bước đưa lĩnh vực hoạt động khoáng sản trên địa bàn đạt hiệu quả thiết thực.
Việc này khiến cho một loạt các doanh nghiệp khai thác cát sỏi trên địa bàn huyện Hòa An và thị xã Cao Bằng phải dừng hoạt động do giấy phép khai thác hết hạn. Chính vì vậy, nguồn cung cát xây dựng trên địa bàn tỉnh thiếu trầm trọng, giá cát không ngừng leo thang.
Cũng theo ông Hai, việc giá cát trên địa bàn tỉnh tăng đột ngột không phải lần đầu tiên mà đã xảy ra nhiều lần. Để đảm bảo nguồn cung về cát xây dựng, trước đây tỉnh đã cấp phép 6 doanh nghiệp được tham gia nạo vét lòng sông Bằng và tận thu, chế biến cát sỏi cung cấp cho thị trường.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các doanh nghiệp này đã không chấp hành nghiêm chỉnh những cam kết trong dự án. Mặc dù cả 6 doanh nghiệp khi xây dựng đề án đều có hạng mục đầu tư máy móc để nghiền sỏi thành cát, nhưng cho đến thời điểm này chưa hề có doanh nghiệp nào thực hiện được hạnh mục này. Do vậy nguồn cung cấp cát trên địa bàn tỉnh vẫn luôn luôn thiếu.
Không chỉ vậy một số doanh nghiệp còn gây hậu quả xấu đến cảnh quan môi trường trên sông Bằng như làm biến dạng lòng sông, ảnh hưởng đến ruộng vườn hai bên bờ sông của nhân dân, gây tiếng ồn quá mức làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân quanh khu vực khai thác.
Mặc dù giá cát xây dựng trên thị trường tỉnh Cao Bằng đã tăng lên 300.000 đồng/khối, nhưng giá cát do Sở Tài Chính quy định vẫn ở mức 180.000 đồng/khối. Việc này đã làm cho các doanh nghiệp xây dựng phải bù lỗ rất nhiều, tính bình quân một khối cát doanh nghiệp phải bù lỗ 100.000 đồng.
Ông Lương Văn Quang Giám đốc Công ty Cổ phần Xây lắp Cao Bằng cho biết, hiện nay, mỗi tháng công ty phải dùng đến hơn 1.000 khối cát, do vậy bình quân mỗi tháng doanh nghiệp này đã phải lỗ 100 triệu đồng. Để tránh bù lỗ nhiều hiện nay công ty này đã phải mua cát xây dựng từ Thái Nguyên lên. Tuy nhiên, mỗi khối cát vận chuyển lên tới nơi cũng đã lên đến 250.000 đồng.
Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có đến mấy chục doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, nếu tính ra mỗi tháng các doanh nghiệp này phải bù lỗ từ cát lên tới hàng tỷ đồng.
Hiện nay, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đã tổ chức nhiều cuộc họp để tìm giải pháp bình ổn giá cát, mặc dù vậy vẫn chưa có giải pháp nào được thực thi./.
Theo ông Nông Đình Hai, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân của việc giá cát xây dựng tăng đột ngột là do tình trạng khai thác khoáng sản (trong đó có cát, sỏi) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua khá lộn xộn.
Vì vậy, ngày 27/5, Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Cao Bằng Thông báo số 417-TB/TU chỉ đạo tạm dừng việc cấp phép, gia hạn thăm dò, khai thác, hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, chờ kết quả kiểm tra, rà soát, đánh giá lại một cách tổng thể kết quả công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động khoáng sản trong những năm vừa qua, chấn chỉnh một bước đưa lĩnh vực hoạt động khoáng sản trên địa bàn đạt hiệu quả thiết thực.
Việc này khiến cho một loạt các doanh nghiệp khai thác cát sỏi trên địa bàn huyện Hòa An và thị xã Cao Bằng phải dừng hoạt động do giấy phép khai thác hết hạn. Chính vì vậy, nguồn cung cát xây dựng trên địa bàn tỉnh thiếu trầm trọng, giá cát không ngừng leo thang.
Cũng theo ông Hai, việc giá cát trên địa bàn tỉnh tăng đột ngột không phải lần đầu tiên mà đã xảy ra nhiều lần. Để đảm bảo nguồn cung về cát xây dựng, trước đây tỉnh đã cấp phép 6 doanh nghiệp được tham gia nạo vét lòng sông Bằng và tận thu, chế biến cát sỏi cung cấp cho thị trường.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các doanh nghiệp này đã không chấp hành nghiêm chỉnh những cam kết trong dự án. Mặc dù cả 6 doanh nghiệp khi xây dựng đề án đều có hạng mục đầu tư máy móc để nghiền sỏi thành cát, nhưng cho đến thời điểm này chưa hề có doanh nghiệp nào thực hiện được hạnh mục này. Do vậy nguồn cung cấp cát trên địa bàn tỉnh vẫn luôn luôn thiếu.
Không chỉ vậy một số doanh nghiệp còn gây hậu quả xấu đến cảnh quan môi trường trên sông Bằng như làm biến dạng lòng sông, ảnh hưởng đến ruộng vườn hai bên bờ sông của nhân dân, gây tiếng ồn quá mức làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân quanh khu vực khai thác.
Mặc dù giá cát xây dựng trên thị trường tỉnh Cao Bằng đã tăng lên 300.000 đồng/khối, nhưng giá cát do Sở Tài Chính quy định vẫn ở mức 180.000 đồng/khối. Việc này đã làm cho các doanh nghiệp xây dựng phải bù lỗ rất nhiều, tính bình quân một khối cát doanh nghiệp phải bù lỗ 100.000 đồng.
Ông Lương Văn Quang Giám đốc Công ty Cổ phần Xây lắp Cao Bằng cho biết, hiện nay, mỗi tháng công ty phải dùng đến hơn 1.000 khối cát, do vậy bình quân mỗi tháng doanh nghiệp này đã phải lỗ 100 triệu đồng. Để tránh bù lỗ nhiều hiện nay công ty này đã phải mua cát xây dựng từ Thái Nguyên lên. Tuy nhiên, mỗi khối cát vận chuyển lên tới nơi cũng đã lên đến 250.000 đồng.
Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có đến mấy chục doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, nếu tính ra mỗi tháng các doanh nghiệp này phải bù lỗ từ cát lên tới hàng tỷ đồng.
Hiện nay, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đã tổ chức nhiều cuộc họp để tìm giải pháp bình ổn giá cát, mặc dù vậy vẫn chưa có giải pháp nào được thực thi./.
Mạnh Hà (TTXVN/Vietnam+)