Sóc Trăng đã thu hoạch được 110.000ha lúa Đông Xuân. Do đang vào thời điểm thu hoạch rộ, nhân công thiếu trầm trọng đã đẩy giá công tăng mạnh.
Nhiều cánh đồng lúa ở Thạnh Trị, Mỹ Tú đã chín rực đồng nhưng vẫn chưa kịp thu hoạch. Một nông dân ở xã Phú Mỹ huyện Mỹ Tú cho biết, giá công bao trọn gói thu hoạch lúa ở mức từ 280.000-320.000 đồng/công (0,1ha), cao hơn từ 50.000-80.000 đồng/công so với những vụ lúa trước đây.
Giá cao kỷ lục nhưng kiếm được người cắt lúa cũng rất khó. Nhân công thiếu là do sau Tết, nhiều người đã lên thành phố làm ăn hoặc xin vào các công ty xí nghiệp ở các khu công nghiệp trong tỉnh và tỉnh khác để làm việc.
Trong khi giá công cắt lúa được đẩy lên cao thì giá lúa bán của nông dân lại giảm mạnh. Từ sau Tết, giá lúa đã giảm mạnh, hiện giá lúa thu hoạch tại ruộng được thương lái mua ở mức từ 3.900-4.200 đồng/kg, giảm từ 800-1.100 đồng/kg so với thời điểm trước Tết nhưng vẫn khó bán.
Nhiều hộ dân ở Sóc Trăng đã đối phó với giá lúa thấp bằng cách trữ lại lúa khô để chờ giá tăng trở lại do có tin Chính phủ chỉ đạo sẽ mua lúa trong dân để bình ổn giá lúa đang giảm, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người trồng lúa.
Việc cơ giới hóa khâu thu hoạch ở Sóc Trăng hiện vẫn còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng dưới 15% diện tích lúa hàng năm.
Đã vậy, ở một số địa phương như Ngã Năm, Mỹ Tú, trong vụ lúa này đã có hiện tượng “gài bẫy” bằng cách cặm cọc sắt trên ruộng lúa để các máy cắt xếp dãy và gặt đập liên hợp khi cắt lúa vướng phải bị hư dàn máy cắt, một số máy gặt khi gặp phải trường hợp này đã bỏ đồng chạy, việc này càng đẩy giá nhân công thu họach thủ công tăng cao./.
Nhiều cánh đồng lúa ở Thạnh Trị, Mỹ Tú đã chín rực đồng nhưng vẫn chưa kịp thu hoạch. Một nông dân ở xã Phú Mỹ huyện Mỹ Tú cho biết, giá công bao trọn gói thu hoạch lúa ở mức từ 280.000-320.000 đồng/công (0,1ha), cao hơn từ 50.000-80.000 đồng/công so với những vụ lúa trước đây.
Giá cao kỷ lục nhưng kiếm được người cắt lúa cũng rất khó. Nhân công thiếu là do sau Tết, nhiều người đã lên thành phố làm ăn hoặc xin vào các công ty xí nghiệp ở các khu công nghiệp trong tỉnh và tỉnh khác để làm việc.
Trong khi giá công cắt lúa được đẩy lên cao thì giá lúa bán của nông dân lại giảm mạnh. Từ sau Tết, giá lúa đã giảm mạnh, hiện giá lúa thu hoạch tại ruộng được thương lái mua ở mức từ 3.900-4.200 đồng/kg, giảm từ 800-1.100 đồng/kg so với thời điểm trước Tết nhưng vẫn khó bán.
Nhiều hộ dân ở Sóc Trăng đã đối phó với giá lúa thấp bằng cách trữ lại lúa khô để chờ giá tăng trở lại do có tin Chính phủ chỉ đạo sẽ mua lúa trong dân để bình ổn giá lúa đang giảm, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người trồng lúa.
Việc cơ giới hóa khâu thu hoạch ở Sóc Trăng hiện vẫn còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng dưới 15% diện tích lúa hàng năm.
Đã vậy, ở một số địa phương như Ngã Năm, Mỹ Tú, trong vụ lúa này đã có hiện tượng “gài bẫy” bằng cách cặm cọc sắt trên ruộng lúa để các máy cắt xếp dãy và gặt đập liên hợp khi cắt lúa vướng phải bị hư dàn máy cắt, một số máy gặt khi gặp phải trường hợp này đã bỏ đồng chạy, việc này càng đẩy giá nhân công thu họach thủ công tăng cao./.
Trung Hiếu (Vietnam+)