Mặc dù đi xuống trong phiên hôm trước (28/6) trên các thị trường Mỹ và châu Âu, giá dầu đã quay đầu đi lên ngay từ lúc mở phiên cuối tuần ngày 29/6 tại thị trường châu Á do làn sóng săn mua hàng giá rẻ và mức tăng càng mạnh hơn vào cuối phiên sau khi cuộc họp thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) thông qua gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng trị giá 150 tỷ USD.
Nếu như phiên sáng trên Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 8/2012 chỉ tăng 75 xu lên 78,44 USD/thùng thì sang đến phiên chiều, mức tăng đã lên tới 1,66 USD và chốt phiên giá hợp đồng này đứng ở mức 79,35 USD/thùng. Tương tự, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng mạnh 1,28 USD lên 92,64 USD/thùng sau khi đã tăng 44 xu lên 91,80 USD/thùng trong phiên sáng.
Giá dầu bắt đầu tăng mạnh sau khi có thông tin hội nghị thượng đỉnh EU vừa thông qua thỏa thuận hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng trị giá 150 tỷ USD sau khi hai quốc gia thành viên "nợ chúa chổm" là Tây Ban Nha và Italy rút lại sự phản đối của họ đối với gói hỗ trợ này. Trước đó, hai nước này đã phản đối việc đưa ra các biện pháp nới lỏng để kích thích kinh tế tăng trưởng như một nỗ lực giải quyết vấn đề nợ công của Khu vực Eurozone. Tuy nhiên, sau các cuộc thảo luận căng thẳng kéo dài hơn 13 giờ đồng hồ. hai nước trên đã đạt được sự đồng thuận và thỏa thuận trên đã được thông qua.
Các nhà lãnh đạo Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) còn nhất trí sẽ sử dụng quỹ hỗ trợ của khối này để trực tiếp cứu nguy cho các ngân hàng đang gặp khó khăn và hạ bớt chi phí vay mượn cho các nước nợ nần. Động thái này mở ra khả năng sẽ có một gói cứu trợ khẩn cấp dành cho Rome và Madrid.
Tuy nhiên, bất chấp những thông tin tích cực trên, một số nhà phân tích vẫn cho rằng tình hình tại Khu vực Eurozone vẫn còn khá u ám. Chiến lược gia về thị trường Justin Harper thuộc IG Markets Singapore nhận định, trong ngắn hạn, giá dầu có thể sẽ tăng lên song không chắc đà tăng sẽ kéo dài do vẫn còn nhiều quan điểm khác biệt về việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công giữa các quốc gia thành viên.
Trước đó, trong phiên 28/6 trên các thị trường Âu, Mỹ, giá dầu đã trượt dốc ngay trước cuộc họp thượng đỉnh EU do giới đầu tư không hy vọng các lãnh đạo châu Âu sẽ dễ dàng thỏa hiệp với các giải pháp nới lỏng nhằm kích thích kinh tế khu vực tăng trưởng. Ngược lại, các biện pháp siết chặt có thể sẽ được ủng hộ để kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực.
Đóng cửa phiên 28/9 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2012 giảm mạnh 2,52 USD xuống 77,69 USD/thùng trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng rơi 2,14 USD xuống 91,36 USD/thùng./.
Nếu như phiên sáng trên Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 8/2012 chỉ tăng 75 xu lên 78,44 USD/thùng thì sang đến phiên chiều, mức tăng đã lên tới 1,66 USD và chốt phiên giá hợp đồng này đứng ở mức 79,35 USD/thùng. Tương tự, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng mạnh 1,28 USD lên 92,64 USD/thùng sau khi đã tăng 44 xu lên 91,80 USD/thùng trong phiên sáng.
Giá dầu bắt đầu tăng mạnh sau khi có thông tin hội nghị thượng đỉnh EU vừa thông qua thỏa thuận hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng trị giá 150 tỷ USD sau khi hai quốc gia thành viên "nợ chúa chổm" là Tây Ban Nha và Italy rút lại sự phản đối của họ đối với gói hỗ trợ này. Trước đó, hai nước này đã phản đối việc đưa ra các biện pháp nới lỏng để kích thích kinh tế tăng trưởng như một nỗ lực giải quyết vấn đề nợ công của Khu vực Eurozone. Tuy nhiên, sau các cuộc thảo luận căng thẳng kéo dài hơn 13 giờ đồng hồ. hai nước trên đã đạt được sự đồng thuận và thỏa thuận trên đã được thông qua.
Các nhà lãnh đạo Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) còn nhất trí sẽ sử dụng quỹ hỗ trợ của khối này để trực tiếp cứu nguy cho các ngân hàng đang gặp khó khăn và hạ bớt chi phí vay mượn cho các nước nợ nần. Động thái này mở ra khả năng sẽ có một gói cứu trợ khẩn cấp dành cho Rome và Madrid.
Tuy nhiên, bất chấp những thông tin tích cực trên, một số nhà phân tích vẫn cho rằng tình hình tại Khu vực Eurozone vẫn còn khá u ám. Chiến lược gia về thị trường Justin Harper thuộc IG Markets Singapore nhận định, trong ngắn hạn, giá dầu có thể sẽ tăng lên song không chắc đà tăng sẽ kéo dài do vẫn còn nhiều quan điểm khác biệt về việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công giữa các quốc gia thành viên.
Trước đó, trong phiên 28/6 trên các thị trường Âu, Mỹ, giá dầu đã trượt dốc ngay trước cuộc họp thượng đỉnh EU do giới đầu tư không hy vọng các lãnh đạo châu Âu sẽ dễ dàng thỏa hiệp với các giải pháp nới lỏng nhằm kích thích kinh tế khu vực tăng trưởng. Ngược lại, các biện pháp siết chặt có thể sẽ được ủng hộ để kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực.
Đóng cửa phiên 28/9 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2012 giảm mạnh 2,52 USD xuống 77,69 USD/thùng trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng rơi 2,14 USD xuống 91,36 USD/thùng./.
Thùy Chi (TTXVN)