Trên sàn giao dịch điện tử Singapore phiên chiều 25/7, giá dầu Brent đã để mất mốc 107 USD/thùng, khi thống kê kinh tế yếu ớt của Trung Quốc đã "nhắn gửi" một thông điệp buồn về nhu cầu năng lượng tại nước tiêu thụ nhiều dầu mỏ thứ hai thế giới.
Khoảng cách giữa giá dầu Brent và dầu thô New York cũng được nới rộng trong bối cảnh một số nhà đầu tư quyết định chốt lãi.
Ngày 25/7 là phiên giao dịch thứ hai liên tiếp giá dầu giảm, sau khi có thống kê cho hay hoạt động chế tạo của Trung Quốc trong tháng 7/2013 chạm đáy của 11 tháng, giữa lúc thị trường lao động nước này đi xuống.
Những thống kê này làm dấy lên mối lo về tốc độ tăng của nhu cầu dầu mỏ.
Nhân tố Trung Quốc đã "che mờ" cả số liệu lạc quan về kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), nơi hoạt động kinh tế tư nhân lần đầu tiên trong 18 tháng qua đã quay lại vùng dương trong tháng 7/2013.
Hiện tượng sụt giảm tại kho dự trữ dầu của Mỹ cũng không thể hỗ trợ giá dầu trong phiên này.
Vào lúc 13 giờ 52 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao tháng 9/2013 giảm 46 xu xuống 106,73 USD/thùng, sau khi rớt xuống mức thấp nhất kể từ ngày 4/7 trong phiên hôm qua.
Ken Hasegawa, quản lý mảng bán hàng tại Newedge Japan, nhận định: Hiện không có tình trạng thiếu hụt nguồn cung, trong khi kinh tế thế giới cần phải có thời gian để phục hồi.
Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ ổn định ở mức thấp hơn và cường quốc này không còn là động lực lớn thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ nữa.
Theo thống kê của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tuần trước là tuần thứ tư liên tiếp kho dự trữ dầu thô của nước này sụt giảm.
Cụ thể, trong vòng bốn tuần tính tới ngày 19/7, dự trữ dầu thô của Mỹ giảm gần 30 triệu thùng, mức giảm mạnh nhất (tính trong bốn tuần) kể từ năm 1982./.
Khoảng cách giữa giá dầu Brent và dầu thô New York cũng được nới rộng trong bối cảnh một số nhà đầu tư quyết định chốt lãi.
Ngày 25/7 là phiên giao dịch thứ hai liên tiếp giá dầu giảm, sau khi có thống kê cho hay hoạt động chế tạo của Trung Quốc trong tháng 7/2013 chạm đáy của 11 tháng, giữa lúc thị trường lao động nước này đi xuống.
Những thống kê này làm dấy lên mối lo về tốc độ tăng của nhu cầu dầu mỏ.
Nhân tố Trung Quốc đã "che mờ" cả số liệu lạc quan về kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), nơi hoạt động kinh tế tư nhân lần đầu tiên trong 18 tháng qua đã quay lại vùng dương trong tháng 7/2013.
Hiện tượng sụt giảm tại kho dự trữ dầu của Mỹ cũng không thể hỗ trợ giá dầu trong phiên này.
Vào lúc 13 giờ 52 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao tháng 9/2013 giảm 46 xu xuống 106,73 USD/thùng, sau khi rớt xuống mức thấp nhất kể từ ngày 4/7 trong phiên hôm qua.
Ken Hasegawa, quản lý mảng bán hàng tại Newedge Japan, nhận định: Hiện không có tình trạng thiếu hụt nguồn cung, trong khi kinh tế thế giới cần phải có thời gian để phục hồi.
Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ ổn định ở mức thấp hơn và cường quốc này không còn là động lực lớn thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ nữa.
Theo thống kê của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tuần trước là tuần thứ tư liên tiếp kho dự trữ dầu thô của nước này sụt giảm.
Cụ thể, trong vòng bốn tuần tính tới ngày 19/7, dự trữ dầu thô của Mỹ giảm gần 30 triệu thùng, mức giảm mạnh nhất (tính trong bốn tuần) kể từ năm 1982./.
Hương Giang (TTXVN)