Ngày 2/4, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Maria van der Hoeven, lại lên tiếng cảnh báo giá dầu cao có thể tác động nguy hại đến tiến trình phục hồi mong manh của nền kinh tế toàn cầu.
Bà Hoeven cho biết chi tiêu toàn cầu cho các nhu cầu dầu mỏ đã vượt quá 5% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu, mức đã làm bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và nhiều thời kỳ suy thoái kinh tế nghiêm trọng trước đó.
Thị trường dầu mỏ thế giới đã căng thẳng trong mấy tháng vừa qua với giá dầu thô lại tăng rất cao, giá xăng đã đạt mức cao kỷ lục ở nhiều nước trên thế giới. IEA giám sát chặt chẽ các diễn biến thị trường và duy trì tiếp xúc thường xuyên với các nước thành viên để hành động kịp thời với các biến động mới của thị trường.
[Giá dầu tăng cao có thể đẩy kinh tế suy thoái trở lại]
Tại Diễn đàn năng lượng quốc tế lần thứ 13 diễn ra ở Kuwait, bà Hoeven nhấn mạnh kể từ khi thế giới bước ra khỏi khủng hoảng kinh tế tài chính 2008-2009, hiện nay, sức ép nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu xuất phát từ giá dầu cao lại xuất hiện không chỉ đối với các nước công nghiệp phát triển mà cả các nước mới nổi cũng trở nên dễ bị tổn thương. Các điều kiện buôn bán và mất cân bằng tài khoản vãng lai đã trở nên nghiêm trọng, lạm phát gia tăng, cũng như gánh nặng tài chính tăng vọt đè nặng lên các nước trợ cấp năng lượng.
Tổng Giám đốc IEA kêu gọi gia tăng đầu tư để đảm bảo nhu cầu năng lượng trong thế kỷ 21 được đáp ứng bền vững, sạch và khả thi. IEA dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới vào năm 2035 sẽ lên tới 4.400 tỷ thùng/ngày nếu mọi trợ cấp giá năng lượng bị loại bỏ. Để đáp ứng nhu cầu này, đầu tư vào khai thác dầu mỏ và khí đốt từ nay tới năm 2035 trung bình cần 619 tỷ USD hàng năm, tăng mạnh so với mức đầu tư 550 tỷ năm 2011.
Các nước trên thế giới cần nỗ lực tối đa để đảm bảo các điều kiện đầu tư ổn định, linh hoạt và nhất quán. Các chính sách môi trường cần sự phối hợp quốc tế, thực tiễn, kinh tế và có thể dự báo được, đảm bảo sân chơi bình đẳng để đầu tư phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên này mở ra cho tất cả.
Tổng Giám đốc IEA lưu ý rằng các cơ quan năng lượng quốc tế như IEA, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Quỹ Năng lượng quốc tế (IEF) cần tăng cường hợp tác để đảm bảo các phân tích, dự báo và kiến nghị chính sách cung cấp khuôn khổ thị trường ổn định có thể dự báo được trong những năm sắp tới, giúp giảm những bất ổn định trên thị trường./.
Bà Hoeven cho biết chi tiêu toàn cầu cho các nhu cầu dầu mỏ đã vượt quá 5% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu, mức đã làm bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và nhiều thời kỳ suy thoái kinh tế nghiêm trọng trước đó.
Thị trường dầu mỏ thế giới đã căng thẳng trong mấy tháng vừa qua với giá dầu thô lại tăng rất cao, giá xăng đã đạt mức cao kỷ lục ở nhiều nước trên thế giới. IEA giám sát chặt chẽ các diễn biến thị trường và duy trì tiếp xúc thường xuyên với các nước thành viên để hành động kịp thời với các biến động mới của thị trường.
[Giá dầu tăng cao có thể đẩy kinh tế suy thoái trở lại]
Tại Diễn đàn năng lượng quốc tế lần thứ 13 diễn ra ở Kuwait, bà Hoeven nhấn mạnh kể từ khi thế giới bước ra khỏi khủng hoảng kinh tế tài chính 2008-2009, hiện nay, sức ép nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu xuất phát từ giá dầu cao lại xuất hiện không chỉ đối với các nước công nghiệp phát triển mà cả các nước mới nổi cũng trở nên dễ bị tổn thương. Các điều kiện buôn bán và mất cân bằng tài khoản vãng lai đã trở nên nghiêm trọng, lạm phát gia tăng, cũng như gánh nặng tài chính tăng vọt đè nặng lên các nước trợ cấp năng lượng.
Tổng Giám đốc IEA kêu gọi gia tăng đầu tư để đảm bảo nhu cầu năng lượng trong thế kỷ 21 được đáp ứng bền vững, sạch và khả thi. IEA dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới vào năm 2035 sẽ lên tới 4.400 tỷ thùng/ngày nếu mọi trợ cấp giá năng lượng bị loại bỏ. Để đáp ứng nhu cầu này, đầu tư vào khai thác dầu mỏ và khí đốt từ nay tới năm 2035 trung bình cần 619 tỷ USD hàng năm, tăng mạnh so với mức đầu tư 550 tỷ năm 2011.
Các nước trên thế giới cần nỗ lực tối đa để đảm bảo các điều kiện đầu tư ổn định, linh hoạt và nhất quán. Các chính sách môi trường cần sự phối hợp quốc tế, thực tiễn, kinh tế và có thể dự báo được, đảm bảo sân chơi bình đẳng để đầu tư phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên này mở ra cho tất cả.
Tổng Giám đốc IEA lưu ý rằng các cơ quan năng lượng quốc tế như IEA, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Quỹ Năng lượng quốc tế (IEF) cần tăng cường hợp tác để đảm bảo các phân tích, dự báo và kiến nghị chính sách cung cấp khuôn khổ thị trường ổn định có thể dự báo được trong những năm sắp tới, giúp giảm những bất ổn định trên thị trường./.
(TTXVN)