Chiều ngày 26/7 tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu New York và dầu Brent đều đi xuống, trong bối cảnh thị trường bị sức ép bởi các mối lo ngại về tình hình ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và sức tiêu thụ nhiên liệu uể oải của kinh tế Mỹ.
Giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 9/2012 giảm 35 xu xuống 88,62 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm 39 xu xuống 103,99 USD/thùng.
Mây đen đang bao phủ thị trường năng lượng trong bối cảnh Tây Ban Nha phải tìm sự hỗ trợ của Pháp khi phải đối mặt với chi phí đi vay cao, lòng tin tại Đức sụt giảm và "sức khỏe" kinh tế Anh ngày một tồi đi. Trong một tuyên bố mới đây, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras cảnh báo tình trạng suy thoái ở nước này có nguy cơ tồi hơn tiên lượng, khi nền kinh tế sụt giảm với tốc độ trên 7%.
Nhu cầu năng lượng của Mỹ cũng khiến thị trường lo ngại. Theo cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tuần trước tăng 2,7 triệu thùng. Trong khi đó, theo điều tra của Platts (cơ quan thông tin năng lượng thuộc McGraw Hill), các chuyên gia phân tích dự báo là giảm 250.000 thùng.
Cũng theo EIA, dự trữ xăng của Mỹ tuần trước tăng tới 4,1 triệu thùng, cao hơn rất nhiều so với con số dự báo 750.000 thùng của giới phân tích.
Thống kê về tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 2/2012 của Hàn Quốc cũng là một nhân tố tác động tiêu cực tới thị trường năng lượng. Sức tăng của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm qua khi nhu cầu của các thị trường nước ngoài co lại. Đây là một dấu hiệu nữa cho thấy sức công phá của "cơn bão" nợ công châu Âu đối với châu Á.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 26/7, giá dầu sưởi ấm giảm 1,2 xu xuống 2,835 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít), trong khi giá xăng giảm 0,7 xu xuống 2,709 USD/gallon./.
Giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 9/2012 giảm 35 xu xuống 88,62 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm 39 xu xuống 103,99 USD/thùng.
Mây đen đang bao phủ thị trường năng lượng trong bối cảnh Tây Ban Nha phải tìm sự hỗ trợ của Pháp khi phải đối mặt với chi phí đi vay cao, lòng tin tại Đức sụt giảm và "sức khỏe" kinh tế Anh ngày một tồi đi. Trong một tuyên bố mới đây, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras cảnh báo tình trạng suy thoái ở nước này có nguy cơ tồi hơn tiên lượng, khi nền kinh tế sụt giảm với tốc độ trên 7%.
Nhu cầu năng lượng của Mỹ cũng khiến thị trường lo ngại. Theo cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tuần trước tăng 2,7 triệu thùng. Trong khi đó, theo điều tra của Platts (cơ quan thông tin năng lượng thuộc McGraw Hill), các chuyên gia phân tích dự báo là giảm 250.000 thùng.
Cũng theo EIA, dự trữ xăng của Mỹ tuần trước tăng tới 4,1 triệu thùng, cao hơn rất nhiều so với con số dự báo 750.000 thùng của giới phân tích.
Thống kê về tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 2/2012 của Hàn Quốc cũng là một nhân tố tác động tiêu cực tới thị trường năng lượng. Sức tăng của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm qua khi nhu cầu của các thị trường nước ngoài co lại. Đây là một dấu hiệu nữa cho thấy sức công phá của "cơn bão" nợ công châu Âu đối với châu Á.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 26/7, giá dầu sưởi ấm giảm 1,2 xu xuống 2,835 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít), trong khi giá xăng giảm 0,7 xu xuống 2,709 USD/gallon./.
Hương Giang (TTXVN)