Tiếp nối đà giảm phiên trước trên các thị trường Âu, Mỹ, giá dầu châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 4/1 lại giảm tiếp khi giới đầu tư bắt đầu lo ngại về các "cuộc chiến" tới đây của giới chính trị gia nước Mỹ về vấn đề ngân sách và nâng trần nợ công của chính phủ, đều có hạn chót hết hiệu lực vào cuối tháng 2 này.
Trên sàn giao dịch điện tử Singaporeo sáng 4/1, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 2/2013 giảm 64 xu xuống 92,28 USD/thùng, trong khi giá dầu Biển Bắc giao cùng kỳ cũng mất 75 xu xuống 111,39 USD/thùng.
Trước đó, giá dầu đã từng có lúc leo lên mức cao nhất 11 tuần qua trong phiên mở đầu năm mới ngày 2/1, nhờ được hậu thuẫn từ việc Quốc hội Mỹ thông qua thỏa thuận cứu nước Mỹ thoát khỏi "vách đá tài chính" - nhân tố có thể khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là nhà tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới, có thể rơi trở lại suy thoái.
Tuy nhiên, sau sự hồ hởi trên, khi vấn đề tăng thuế đã được thu xếp ổn thỏa, nhà đầu tư hiện lại bị ám ảnh về những cuộc tranh cãi đầy khó khăn giữa hai lưỡng viện Quốc hội trong vòng hai tháng tới đây về hàng tỷ USD cắt giảm chi tiêu và nâng trần nợ công của chính phủ - các cuộc tranh cãi đã từng khiến nước Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm tín dụng cao nhất của họ vào năm 2011.
Thêm vào đó, nhà đầu tư còn bị sức ép từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang đánh đi những tín hiệu cho biết một số nhà hoạch định chính sách chủ chốt của FED đang tính đến khả năng chấm dứt các chương trình kích thích kinh tế thông qua việc mua lại trái phiếu vào cuối năm nay.
Trong bối cảnh đó, các nhà phân tích cho rằng thị trường năng lượng vẫn còn tiềm ẩn nhiều "nhân tố rủi ro" trước những biến động về chính trị.
Đêm trước (3/1), trên thị trường New York, giá dầu cũng đi xuống, một phần do nhà đầu tư chốt lời sau hai phiên tăng mạnh trước đó, phần khác do những lo ngại "mang tên" cắt giảm chi tiêu và nâng trần nợ công lại bắt đầu đeo bám tâm lý các nhà đầu tư.
Đóng cửa phiên 3/1 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 2/2013 giảm 20 xu xuống 92,92 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Biển Bắc giao cùng kỳ cũng mất 33 xu xuống 112,14 USD/thùng./.
Trên sàn giao dịch điện tử Singaporeo sáng 4/1, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 2/2013 giảm 64 xu xuống 92,28 USD/thùng, trong khi giá dầu Biển Bắc giao cùng kỳ cũng mất 75 xu xuống 111,39 USD/thùng.
Trước đó, giá dầu đã từng có lúc leo lên mức cao nhất 11 tuần qua trong phiên mở đầu năm mới ngày 2/1, nhờ được hậu thuẫn từ việc Quốc hội Mỹ thông qua thỏa thuận cứu nước Mỹ thoát khỏi "vách đá tài chính" - nhân tố có thể khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là nhà tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới, có thể rơi trở lại suy thoái.
Tuy nhiên, sau sự hồ hởi trên, khi vấn đề tăng thuế đã được thu xếp ổn thỏa, nhà đầu tư hiện lại bị ám ảnh về những cuộc tranh cãi đầy khó khăn giữa hai lưỡng viện Quốc hội trong vòng hai tháng tới đây về hàng tỷ USD cắt giảm chi tiêu và nâng trần nợ công của chính phủ - các cuộc tranh cãi đã từng khiến nước Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm tín dụng cao nhất của họ vào năm 2011.
Thêm vào đó, nhà đầu tư còn bị sức ép từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang đánh đi những tín hiệu cho biết một số nhà hoạch định chính sách chủ chốt của FED đang tính đến khả năng chấm dứt các chương trình kích thích kinh tế thông qua việc mua lại trái phiếu vào cuối năm nay.
Trong bối cảnh đó, các nhà phân tích cho rằng thị trường năng lượng vẫn còn tiềm ẩn nhiều "nhân tố rủi ro" trước những biến động về chính trị.
Đêm trước (3/1), trên thị trường New York, giá dầu cũng đi xuống, một phần do nhà đầu tư chốt lời sau hai phiên tăng mạnh trước đó, phần khác do những lo ngại "mang tên" cắt giảm chi tiêu và nâng trần nợ công lại bắt đầu đeo bám tâm lý các nhà đầu tư.
Đóng cửa phiên 3/1 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 2/2013 giảm 20 xu xuống 92,92 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Biển Bắc giao cùng kỳ cũng mất 33 xu xuống 112,14 USD/thùng./.
Thùy Chi (TTXVN)