Ngày 29/6 trên thị trường Mỹ và châu Âu, giá dầu giảm mạnh trong bối cảnh những lo ngại rằng kinh tế toàn cầu mất đà phục hồi đang khuấy đảo các thị trường tài chính.
Tại New York cuối phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2010 giảm 2,31 USD xuống 75,94 USD/thùng; còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng giảm 2,15 USD xuống 75,44 USD/thùng.
Sang ngày 30/6 tại thị trường châu Á, giá dầu ngọt nhẹ và Brent biến động trái chiều khi đồng USD giảm giá so với đồng yen và euro giúp thị trường lấy lại phần nào những gì để mất vào đầu phiên.
Tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2010 tăng 11 xu lên 76,08 USD/thùng; trong khi giá dầu Brent cùng kỳ hạn giảm 2 xu xuống 75,42 USD/thùng.
Victor Shum, thuộc Công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz ở Singapore nhận định thị trường dầu mỏ đang cố giữ ở điểm giữa trong biên độ 70-80 USD/thùng.
Nếu không có tin tức đặc biệt nào ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến lòng tin, thị trường sẽ tiếp tục được giữ ở mức này. Tuy nhiên, giá dầu vẫn đang chịu áp lực do giới đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng sau những báo cáo kinh tế đầy ảm đạm.
Trung Quốc, nước dự kiến chiếm 2/3 trong tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng trong thập kỷ tới, đang là tiêu điểm trong mối lo ngại của giới đầu tư, sau khi Công ty nghiên cứu kinh doanh Conference Board - có trụ sở tại Mỹ - điều chỉnh giảm mạnh Chỉ số Kinh tế Hàng đầu tháng 4/2010 của Trung Quốc từ 1,7% xuống 0,3%.
Đối với Mỹ, nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới, lòng tin tiêu dùng tháng 6/2010 cũng đã trở lại xu hướng đi xuống, khi giảm từ 62,7 điểm tháng trước đó xuống 52,9 điểm, sau ba tháng liền đi lên giữa những bất ổn ngày càng tăng về tình hình kinh tế và những lo ngại về tình trạng thất nghiệp.
Cùng với đó, các số liệu khác cũng cho thấy triển vọng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của Nhật Bản đang xấu đi sau khi tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng lên trong tháng 5/2010, trong khi sản lượng công nghiệp và tiêu dùng của các hộ gia đình trong xu hướng giảm.
Những báo cáo kinh tế ảm đạm này đã làm sống dậy những lo ngại rằng đà phục hồi kinh tế toàn cầu có thể đang đuối dần, trong đó một số người đã đưa ra dự đoán về nguy cơ suy thoái kép đối với kinh tế Mỹ.
Triển vọng bất ổn đã đẩy đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, khi giới đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn trước những rủi ro tiềm tàng, theo đó khiến giá dầu tính bằng đồng tiền này trở nên đắt hơn.
Những lo ngại về kinh tế đã lấn át nỗi lo về cơn bão nhiệt đới Alex ở Vịnh Mexico, khu vực sản xuất dầu chính của Mỹ và là nơi tập đoàn dầu mỏ BP (Anh) đang vất vả ngăn chặn dầu loang rộng.
Vịnh Mexico chiếm hơn 30% sản lượng dầu thô của Mỹ, với sản lượng trung bình 1,7 triệu thùng/ngày./
Tại New York cuối phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2010 giảm 2,31 USD xuống 75,94 USD/thùng; còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng giảm 2,15 USD xuống 75,44 USD/thùng.
Sang ngày 30/6 tại thị trường châu Á, giá dầu ngọt nhẹ và Brent biến động trái chiều khi đồng USD giảm giá so với đồng yen và euro giúp thị trường lấy lại phần nào những gì để mất vào đầu phiên.
Tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2010 tăng 11 xu lên 76,08 USD/thùng; trong khi giá dầu Brent cùng kỳ hạn giảm 2 xu xuống 75,42 USD/thùng.
Victor Shum, thuộc Công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz ở Singapore nhận định thị trường dầu mỏ đang cố giữ ở điểm giữa trong biên độ 70-80 USD/thùng.
Nếu không có tin tức đặc biệt nào ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến lòng tin, thị trường sẽ tiếp tục được giữ ở mức này. Tuy nhiên, giá dầu vẫn đang chịu áp lực do giới đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng sau những báo cáo kinh tế đầy ảm đạm.
Trung Quốc, nước dự kiến chiếm 2/3 trong tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng trong thập kỷ tới, đang là tiêu điểm trong mối lo ngại của giới đầu tư, sau khi Công ty nghiên cứu kinh doanh Conference Board - có trụ sở tại Mỹ - điều chỉnh giảm mạnh Chỉ số Kinh tế Hàng đầu tháng 4/2010 của Trung Quốc từ 1,7% xuống 0,3%.
Đối với Mỹ, nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới, lòng tin tiêu dùng tháng 6/2010 cũng đã trở lại xu hướng đi xuống, khi giảm từ 62,7 điểm tháng trước đó xuống 52,9 điểm, sau ba tháng liền đi lên giữa những bất ổn ngày càng tăng về tình hình kinh tế và những lo ngại về tình trạng thất nghiệp.
Cùng với đó, các số liệu khác cũng cho thấy triển vọng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của Nhật Bản đang xấu đi sau khi tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng lên trong tháng 5/2010, trong khi sản lượng công nghiệp và tiêu dùng của các hộ gia đình trong xu hướng giảm.
Những báo cáo kinh tế ảm đạm này đã làm sống dậy những lo ngại rằng đà phục hồi kinh tế toàn cầu có thể đang đuối dần, trong đó một số người đã đưa ra dự đoán về nguy cơ suy thoái kép đối với kinh tế Mỹ.
Triển vọng bất ổn đã đẩy đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, khi giới đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn trước những rủi ro tiềm tàng, theo đó khiến giá dầu tính bằng đồng tiền này trở nên đắt hơn.
Những lo ngại về kinh tế đã lấn át nỗi lo về cơn bão nhiệt đới Alex ở Vịnh Mexico, khu vực sản xuất dầu chính của Mỹ và là nơi tập đoàn dầu mỏ BP (Anh) đang vất vả ngăn chặn dầu loang rộng.
Vịnh Mexico chiếm hơn 30% sản lượng dầu thô của Mỹ, với sản lượng trung bình 1,7 triệu thùng/ngày./
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)