Khủng hoảng nợ công Eurozone chưa có lối thoát, bất ổn chính trị Trung Đông có thể ảnh hưởng tới nguồn cung và nhu cầu dầu mỏ của Mỹ có thể tăng mạnh trở lại do tình hình kinh tế được cải thiện đã góp sức đặt dấu chấm hết cho hai tuần liên tục đi xuống của thị trường "vàng đen."
Đầu tuần, giá dầu đã tăng nhẹ khi giới đầu tư tỏ ra lo âu khi bất ổn chính trị có thể xảy ra tại Triều Tiên sau khi Chủ tịch Kim Jong-Il bất ngờ qua đời. Thị trường luôn dõi theo quá trình chuyển giao quyền lực tại Bình Nhưỡng bởi người kế nhiệm Kim Jong Un có thể phải mất hai năm để củng cố quyền lực trong nước.
Theo sau mối lo đó, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 1/2012 tăng nhẹ 35 xu lên 93,88 USD/thùng lúc chốt phiên, trong khi giá dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng 2/2012 tại London cũng tăng tương ứng 29 xu lên 103,64 USD/thùng.
Sang phiên 20/12 giá dầu tiếp tục đi lên vững chắc, nhờ các tin tức kinh tế khả quan từ Mỹ và châu Âu, cùng với những đồn đoán về sự gia tăng căng thẳng giữa các nước phương Tây và Iran, một trong những nước sản xuất dầu thô chủ chốt thế giới. Tới cuối phiên giá dầu ngọt nhẹ New York tăng tiếp 3,34 USD lên 97,22 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc cũng tăng 3,09 USD, đóng cửa ở mức 106,73 USD/thùng.
Chỉ số lòng tin của giới kinh doanh Đức tăng cao hơn dự đoán, Chính phủ Tây Ban Nha chào bán thành công 5,64 tỷ euro trái phiếu và Chính phủ Hy Lạp sắp đạt được một thỏa thuận mới với các chủ nợ tư nhân đã tạo đà cho thị trường nối dài chuỗi ngày tăng giá.
Thêm vào đó, số nhà mới khởi công xây dựng trong tháng 11 ở Mỹ đạt mức tăng cao nhất kể từ tháng 4/2010, càng củng cố niềm tin rằng kinh tế Mỹ có thể sẽ tránh được một cuộc suy thoái mới và tiếp tục tốc độ tăng trưởng vừa phải trong thời gian tới và từ đó thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ.
Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm qua- tín hiệu cho thấy nhu cầu nhiên liệu tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có bước cải thiện đã đẩy giá dầu tăng phiên thứ ba liên tiếp (21/12) trong tuần. Theo số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ, trong tuần kết thúc vào ngày 16/12, dự trữ dầu thô của nước này giảm 10,6 triệu thùng xuống 323,6 triệu thùng so với dự báo giảm 2,4 triệu thùng của giới phân tích.
Càng về cuối năm Mỹ càng đón nhận các tin tức lạc quan, báo hiệu thời kỳ khó khăn sắp ở lại phía sau và kinh tế phục hồi vững chắc hơn, giúp thị trường giữ vững đà tăng cho tới cuối tuần để khép trọn một tuần giao dịch không có phiên nào giảm giá. Theo Bộ Lao động Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc hôm 16/12 chỉ là 364.000 người, mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Doanh số bán nhà một gia đình đã tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng qua vào tháng 11.
Nguy cơ nguồn cung dầu bị gián đoạn cũng đang tạo thêm áp lực lên thị trường dầu mỏ. Việc nhà sản xuất dầu thô lớn thứ tư thế giới Iran tiến hành tập trận 10 ngày ở eo biển Hormuz làm gia tăng quan ngại về khả năng đóng cửa tuyến đường vận chuyển dầu mỏ chủ chốt này. Tại Iraq, một nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt khác của thế giới, các vụ đánh bom liên tục xảy ra chỉ vài ngày sau khi Mỹ chính thức rút quân. Trong khi đó, Công ty dầu mỏ Tatneft của Nga thông báo tạm ngừng hoạt động khai thác tại Syria, nơi ít nhất 44 người thiệt mạng trong các vụ đánh bom liều chết ngày 23/12 tại thủ đô Đamát.
Vào phiên cuối tuần 23/12 giá dầu ngọt nhẹ New York đã bật lên trên ngưỡng 100 USD/thùng trước khi lùi về 99,68 USD/thùng, nhưng vẫn tăng 15 xu so với phiên trước. Còn giá dầu Brent tăng 7 xu lên 107,96 USD/thùng.
Tính chung cả tuần giá dầu Brent tăng 4,46%, chấm dứt hai tuần liên tục đi xuống và ghi dấu đợt tăng mạnh nhất tính từ tuần kết thúc hôm 14/10. Giá dầu ngọt nhẹ New York cũng tăng 6,57%, mức lớn nhất tính từ tuần kết thúc vào ngày 28/10.
Theo giới phân tích, giá dầu ngọt nhẹ sẽ vẫn chỉ dao động quanh ngưỡng 100 USD/thùng trong những phiên cuối năm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone tiếp tục diễn biến xấu và các biện pháp khắc khổ sẽ châm ngòi cho một suy thoái kinh tế ở châu Âu trong năm 2012- nguyên nhân làm nhu cầu dầu mỏ toàn cầu giảm sút./.
Đầu tuần, giá dầu đã tăng nhẹ khi giới đầu tư tỏ ra lo âu khi bất ổn chính trị có thể xảy ra tại Triều Tiên sau khi Chủ tịch Kim Jong-Il bất ngờ qua đời. Thị trường luôn dõi theo quá trình chuyển giao quyền lực tại Bình Nhưỡng bởi người kế nhiệm Kim Jong Un có thể phải mất hai năm để củng cố quyền lực trong nước.
Theo sau mối lo đó, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 1/2012 tăng nhẹ 35 xu lên 93,88 USD/thùng lúc chốt phiên, trong khi giá dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng 2/2012 tại London cũng tăng tương ứng 29 xu lên 103,64 USD/thùng.
Sang phiên 20/12 giá dầu tiếp tục đi lên vững chắc, nhờ các tin tức kinh tế khả quan từ Mỹ và châu Âu, cùng với những đồn đoán về sự gia tăng căng thẳng giữa các nước phương Tây và Iran, một trong những nước sản xuất dầu thô chủ chốt thế giới. Tới cuối phiên giá dầu ngọt nhẹ New York tăng tiếp 3,34 USD lên 97,22 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc cũng tăng 3,09 USD, đóng cửa ở mức 106,73 USD/thùng.
Chỉ số lòng tin của giới kinh doanh Đức tăng cao hơn dự đoán, Chính phủ Tây Ban Nha chào bán thành công 5,64 tỷ euro trái phiếu và Chính phủ Hy Lạp sắp đạt được một thỏa thuận mới với các chủ nợ tư nhân đã tạo đà cho thị trường nối dài chuỗi ngày tăng giá.
Thêm vào đó, số nhà mới khởi công xây dựng trong tháng 11 ở Mỹ đạt mức tăng cao nhất kể từ tháng 4/2010, càng củng cố niềm tin rằng kinh tế Mỹ có thể sẽ tránh được một cuộc suy thoái mới và tiếp tục tốc độ tăng trưởng vừa phải trong thời gian tới và từ đó thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ.
Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm qua- tín hiệu cho thấy nhu cầu nhiên liệu tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có bước cải thiện đã đẩy giá dầu tăng phiên thứ ba liên tiếp (21/12) trong tuần. Theo số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ, trong tuần kết thúc vào ngày 16/12, dự trữ dầu thô của nước này giảm 10,6 triệu thùng xuống 323,6 triệu thùng so với dự báo giảm 2,4 triệu thùng của giới phân tích.
Càng về cuối năm Mỹ càng đón nhận các tin tức lạc quan, báo hiệu thời kỳ khó khăn sắp ở lại phía sau và kinh tế phục hồi vững chắc hơn, giúp thị trường giữ vững đà tăng cho tới cuối tuần để khép trọn một tuần giao dịch không có phiên nào giảm giá. Theo Bộ Lao động Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc hôm 16/12 chỉ là 364.000 người, mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Doanh số bán nhà một gia đình đã tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng qua vào tháng 11.
Nguy cơ nguồn cung dầu bị gián đoạn cũng đang tạo thêm áp lực lên thị trường dầu mỏ. Việc nhà sản xuất dầu thô lớn thứ tư thế giới Iran tiến hành tập trận 10 ngày ở eo biển Hormuz làm gia tăng quan ngại về khả năng đóng cửa tuyến đường vận chuyển dầu mỏ chủ chốt này. Tại Iraq, một nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt khác của thế giới, các vụ đánh bom liên tục xảy ra chỉ vài ngày sau khi Mỹ chính thức rút quân. Trong khi đó, Công ty dầu mỏ Tatneft của Nga thông báo tạm ngừng hoạt động khai thác tại Syria, nơi ít nhất 44 người thiệt mạng trong các vụ đánh bom liều chết ngày 23/12 tại thủ đô Đamát.
Vào phiên cuối tuần 23/12 giá dầu ngọt nhẹ New York đã bật lên trên ngưỡng 100 USD/thùng trước khi lùi về 99,68 USD/thùng, nhưng vẫn tăng 15 xu so với phiên trước. Còn giá dầu Brent tăng 7 xu lên 107,96 USD/thùng.
Tính chung cả tuần giá dầu Brent tăng 4,46%, chấm dứt hai tuần liên tục đi xuống và ghi dấu đợt tăng mạnh nhất tính từ tuần kết thúc hôm 14/10. Giá dầu ngọt nhẹ New York cũng tăng 6,57%, mức lớn nhất tính từ tuần kết thúc vào ngày 28/10.
Theo giới phân tích, giá dầu ngọt nhẹ sẽ vẫn chỉ dao động quanh ngưỡng 100 USD/thùng trong những phiên cuối năm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone tiếp tục diễn biến xấu và các biện pháp khắc khổ sẽ châm ngòi cho một suy thoái kinh tế ở châu Âu trong năm 2012- nguyên nhân làm nhu cầu dầu mỏ toàn cầu giảm sút./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)