Ngày 17/8 trên thị trường châu Á, giá dầu đã phục hồi sau năm phiên suy giảm liên tiếp. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch vẫn diễn ra khá thưa thớt do tâm lý giới đầu tư chưa hết lo ngại về đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu và tác động của nó đối với nhu cầu năng lượng.
Tại Sàn giao dịch điện tử Singapore phiên giao dịch buổi chiều, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng Chín tăng 21 xu lên 75,45 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc kỳ hạn tháng 10 tăng 2 xu lên 75,65 USD/thùng.
Theo các nhà phân tích, việc tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản - nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới - giảm mạnh trong quý II đã tác động đến tâm lý thị trường vốn đang chịu ảnh hưởng bởi những số liệu yếu kém về kinh tế Mỹ.
Giá dầu bắt đầu giảm mạnh từ phiên 10/8, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhận định đà phục hồi kinh tế Mỹ trong ngắn hạn có thể sẽ yếu hơn nhiều so với dự đoán.
Ken Hasegawa, Giám đốc phụ trách vấn đề năng lượng của công ty môi giới Newedge ở Nhật Bản cho biết thêm, những số liệu về GDP của Nhật Bản công bố ngày 16/8 cho thấy kinh tế nước này tăng trưởng thấp hơn dự đoán vẫn có một số tác động đối với thị trường.
Trong quý II, GDP của Nhật Bản chỉ tăng 0,4%, thấp hơn nhiều so với 4,4% của quý I, cũng như dự đoán tăng 2,3% của thị trường.
Nhà phân tích Myrto Sokou thuộc công ty Sucden nhận định giới đầu tư dường như vẫn tỏ ra thận trọng sau khi các số liệu về GDP của Nhật Bản được công bố, trong khi tâm lý đề phòng rủi ro đang nổi lên giữa môi trường kinh tế bất ổn./.
Tại Sàn giao dịch điện tử Singapore phiên giao dịch buổi chiều, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng Chín tăng 21 xu lên 75,45 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc kỳ hạn tháng 10 tăng 2 xu lên 75,65 USD/thùng.
Theo các nhà phân tích, việc tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản - nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới - giảm mạnh trong quý II đã tác động đến tâm lý thị trường vốn đang chịu ảnh hưởng bởi những số liệu yếu kém về kinh tế Mỹ.
Giá dầu bắt đầu giảm mạnh từ phiên 10/8, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhận định đà phục hồi kinh tế Mỹ trong ngắn hạn có thể sẽ yếu hơn nhiều so với dự đoán.
Ken Hasegawa, Giám đốc phụ trách vấn đề năng lượng của công ty môi giới Newedge ở Nhật Bản cho biết thêm, những số liệu về GDP của Nhật Bản công bố ngày 16/8 cho thấy kinh tế nước này tăng trưởng thấp hơn dự đoán vẫn có một số tác động đối với thị trường.
Trong quý II, GDP của Nhật Bản chỉ tăng 0,4%, thấp hơn nhiều so với 4,4% của quý I, cũng như dự đoán tăng 2,3% của thị trường.
Nhà phân tích Myrto Sokou thuộc công ty Sucden nhận định giới đầu tư dường như vẫn tỏ ra thận trọng sau khi các số liệu về GDP của Nhật Bản được công bố, trong khi tâm lý đề phòng rủi ro đang nổi lên giữa môi trường kinh tế bất ổn./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)