Dầu thô nối lại đà tăng giá lên 90 USD/thùng trong phiên giao dịch đầu tuần này tại các thị trường chủ chốt ở phương Tây, sau khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định giữ nguyên hạn ngạch sản lượng ở mức 24,8 triệu thùng/ngày, cùng với nhận định về nhu cầu yếu và nguồn cung dầu dồi dào trên thế giới.
Trong phiên này, đồng USD giảm giá đã thúc đẩy giá dầu và các chế phẩm dầu mỏ, vì với đồng USD yếu giúp các loại hàng hóa được định giá bằng đồng USD trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các ngoại tệ khác.
Kết thúc phiên 13/12 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2011 tăng 82 xu so với phiên cuối tuần trước lên 88,61 USD/thùng và giá xăng tăng 0,91 xu lên 2,3184 USD/gallon (3,78 lít). Tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 71 xu lên 91,19 USD/thùng.
Trong thư gửi nhà đầu tư, các chuyên gia của JP Morgan viết rằng giá dầu phục hồi sau khi bộ trưởng dầu mỏ các nước thành viên OPEC cuối tuần trước tại Ecuador đã quyết định không thay đổi hạn ngạch sản lượng khai thác.
Mặc dù điều này đã được dự báo, song các nhà kinh doanh dầu mỏ cũng không khỏi ngỡ ngàng khi đó là sự thật.
Theo giới phân tích, thị trường đã mong muốn OPEC bơm thêm nhiều dầu để chặn đà tăng giá của mặt hàng này, nhưng mọi chuyện luôn nằm ngoài ý muốn.
Công ty tư vấn năng lượng Cameron Hanover cho rằng giá dầu cao đang làm dày túi tiền của các thành viên OPEC, trong khi các nước tiêu thụ dầu mỏ thì lo ngại giá dầu bị đẩy lên quá cao sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát và làm chậm đà hồi phục của kinh tế toàn cầu.
Các bộ trưởng dầu mỏ OPEC nhìn chung mong muốn giá dầu ở mức như hiện nay, còn theo một số nhà quan sát, OPEC sẽ tăng hạn ngạch sản lượng nếu giá dầu phá vỡ ngưỡng kỷ lục 100 USD/thùng.
Ngày 14/12 trên sàn giao dịch điện tử châu Á, giá dầu lại giảm nhẹ do hoạt động bán ra chốt lời sau phiên tăng giá trước đó.
Chiều cùng ngày tại Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 1/2011 tăng 41 xu lên 88,20 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 24 xu xuống 90,95 USD/thùng.
Dù đi xuống trong phiên 14/12 song theo Barclays Capital, giá dầu giảm chỉ là tạm thời trước khi nó tiến tới ngưỡng 100 USD/thùng trong thời gian tới./.
Trong phiên này, đồng USD giảm giá đã thúc đẩy giá dầu và các chế phẩm dầu mỏ, vì với đồng USD yếu giúp các loại hàng hóa được định giá bằng đồng USD trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các ngoại tệ khác.
Kết thúc phiên 13/12 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2011 tăng 82 xu so với phiên cuối tuần trước lên 88,61 USD/thùng và giá xăng tăng 0,91 xu lên 2,3184 USD/gallon (3,78 lít). Tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 71 xu lên 91,19 USD/thùng.
Trong thư gửi nhà đầu tư, các chuyên gia của JP Morgan viết rằng giá dầu phục hồi sau khi bộ trưởng dầu mỏ các nước thành viên OPEC cuối tuần trước tại Ecuador đã quyết định không thay đổi hạn ngạch sản lượng khai thác.
Mặc dù điều này đã được dự báo, song các nhà kinh doanh dầu mỏ cũng không khỏi ngỡ ngàng khi đó là sự thật.
Theo giới phân tích, thị trường đã mong muốn OPEC bơm thêm nhiều dầu để chặn đà tăng giá của mặt hàng này, nhưng mọi chuyện luôn nằm ngoài ý muốn.
Công ty tư vấn năng lượng Cameron Hanover cho rằng giá dầu cao đang làm dày túi tiền của các thành viên OPEC, trong khi các nước tiêu thụ dầu mỏ thì lo ngại giá dầu bị đẩy lên quá cao sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát và làm chậm đà hồi phục của kinh tế toàn cầu.
Các bộ trưởng dầu mỏ OPEC nhìn chung mong muốn giá dầu ở mức như hiện nay, còn theo một số nhà quan sát, OPEC sẽ tăng hạn ngạch sản lượng nếu giá dầu phá vỡ ngưỡng kỷ lục 100 USD/thùng.
Ngày 14/12 trên sàn giao dịch điện tử châu Á, giá dầu lại giảm nhẹ do hoạt động bán ra chốt lời sau phiên tăng giá trước đó.
Chiều cùng ngày tại Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 1/2011 tăng 41 xu lên 88,20 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 24 xu xuống 90,95 USD/thùng.
Dù đi xuống trong phiên 14/12 song theo Barclays Capital, giá dầu giảm chỉ là tạm thời trước khi nó tiến tới ngưỡng 100 USD/thùng trong thời gian tới./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)