Theo chân không khí ảm đạm của thị trường chứng khoán toàn cầu, giá dầu tiếp tục “lún sâu” trong phiên giao dịch ngày 10/4 tại thị trường Mỹ, do giới đầu tư tỏ ra bất an trước những thông tin kinh tế tiêu cực từ Mỹ và Trung Quốc, hai đầu tàu kinh tế của thế giới, trong khi những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu nguôi ngoai.
Chốt phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 5/2012 giảm 1,44 USD, đóng cửa ở mức 101,02 USD/thùng.
Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tụt tới 2,79 USD, đứng ở mức 119,88 USD/thùng.
Chuyên gia phân tích Andrey Kryuchenkov, thuộc tập đoàn VTB Capital, cho biết giá dầu thô chịu áp lực đi xuống bởi xu hướng bán tháo của giới đầu tư, trong bối cảnh mối quan tâm về sự tăng trưởng chậm lại và các số liệu yếu kém của hoạt động xuất nhập khẩu tại Trung Quốc, đang ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, báo cáo đáng thất vọng về bảng lương của lĩnh vực phi nông nghiệp tại Mỹ, cùng với mối lo ngại mang tên khủng hoảng nợ công tại châu Âu cũng là nhân tố làm giá dầu giảm.
Trước đó, ngày 6/4, Bộ Lao động Mỹ đã công bố báo cáo chính thức cho biết nền kinh tế Mỹ đã tạo ra hơn 121.000 việc làm mới trong tháng 3/2012, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp của nước này xuống 8,2% và là mức thấp nhất kể từ tháng 1/2009.
Tuy nhiên, số lượng việc làm mới tạo ra trong tháng 3 thấp hơn nhiều so với mức dự báo 208.000 việc làm của các chuyên gia kinh tế, chứng tỏ sự cải thiện của thị trường lao động Mỹ trong vài tháng qua chưa thực sự vững chắc./.
Chốt phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 5/2012 giảm 1,44 USD, đóng cửa ở mức 101,02 USD/thùng.
Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tụt tới 2,79 USD, đứng ở mức 119,88 USD/thùng.
Chuyên gia phân tích Andrey Kryuchenkov, thuộc tập đoàn VTB Capital, cho biết giá dầu thô chịu áp lực đi xuống bởi xu hướng bán tháo của giới đầu tư, trong bối cảnh mối quan tâm về sự tăng trưởng chậm lại và các số liệu yếu kém của hoạt động xuất nhập khẩu tại Trung Quốc, đang ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, báo cáo đáng thất vọng về bảng lương của lĩnh vực phi nông nghiệp tại Mỹ, cùng với mối lo ngại mang tên khủng hoảng nợ công tại châu Âu cũng là nhân tố làm giá dầu giảm.
Trước đó, ngày 6/4, Bộ Lao động Mỹ đã công bố báo cáo chính thức cho biết nền kinh tế Mỹ đã tạo ra hơn 121.000 việc làm mới trong tháng 3/2012, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp của nước này xuống 8,2% và là mức thấp nhất kể từ tháng 1/2009.
Tuy nhiên, số lượng việc làm mới tạo ra trong tháng 3 thấp hơn nhiều so với mức dự báo 208.000 việc làm của các chuyên gia kinh tế, chứng tỏ sự cải thiện của thị trường lao động Mỹ trong vài tháng qua chưa thực sự vững chắc./.
Minh Trang (TTXVN)