Chiều 3/10, giá dầu trên thị trường châu Á tiếp tục đi xuống, trước sự mạnh lên của đồng USD.
Cụ thể, phiên này, tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 11/2011 giảm 99 xu xuống 78,21 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 77 xu xuống 101,99 USD/thùng.
Victor Shum, nhà phân tích thuộc công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz, có trụ sở tại Singapore, nhận định sự xuống giá của thị trường chứng khoán đã kéo thị trường dầu mỏ đi xuống theo, trong bối cảnh tâm lý bi quan về nền kinh tế toàn cầu đang hối thúc các nhà đầu tư tập trung vào các tài sản an toàn như USD.
Ông Shum nói: "Thị trường dầu mỏ đang chịu sức ép bán ra do đà đi xuống của chứng khoán và sự mạnh lên của đồng USD."
Theo ông Shum, hiện nay mối lo sợ về đà tăng trưởng yếu kém của kinh tế thế giới vẫn đang "phủ bóng" lên các thị trường toàn cầu. Do đó, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục hướng sự quan tâm của mình vào "đồng bạc xanh."
Bên cạnh đó, đà phục hồi èo uột của kinh tế Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, đang là nhân tố "đe dọa" nhu cầu tiêu thụ "vàng đen."
Bộ Thương mại Mỹ cho biết hiện nay người Mỹ đang kiếm được ít tiền hơn và điều này có thể ảnh hưởng đến việc chi tiêu và nhu cầu của họ đối với "vàng đen."
Trong vài tuần trở lại đây, thị trường dầu mỏ liên tục biến động thất thường, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu làm chao đảo các thị trường trên toàn cầu./.
Cụ thể, phiên này, tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 11/2011 giảm 99 xu xuống 78,21 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 77 xu xuống 101,99 USD/thùng.
Victor Shum, nhà phân tích thuộc công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz, có trụ sở tại Singapore, nhận định sự xuống giá của thị trường chứng khoán đã kéo thị trường dầu mỏ đi xuống theo, trong bối cảnh tâm lý bi quan về nền kinh tế toàn cầu đang hối thúc các nhà đầu tư tập trung vào các tài sản an toàn như USD.
Ông Shum nói: "Thị trường dầu mỏ đang chịu sức ép bán ra do đà đi xuống của chứng khoán và sự mạnh lên của đồng USD."
Theo ông Shum, hiện nay mối lo sợ về đà tăng trưởng yếu kém của kinh tế thế giới vẫn đang "phủ bóng" lên các thị trường toàn cầu. Do đó, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục hướng sự quan tâm của mình vào "đồng bạc xanh."
Bên cạnh đó, đà phục hồi èo uột của kinh tế Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, đang là nhân tố "đe dọa" nhu cầu tiêu thụ "vàng đen."
Bộ Thương mại Mỹ cho biết hiện nay người Mỹ đang kiếm được ít tiền hơn và điều này có thể ảnh hưởng đến việc chi tiêu và nhu cầu của họ đối với "vàng đen."
Trong vài tuần trở lại đây, thị trường dầu mỏ liên tục biến động thất thường, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu làm chao đảo các thị trường trên toàn cầu./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)