Giá dầu thô tiếp tục leo lên mức cao kỷ lục mới thời kỳ hậu suy thoái trong phiên giao dịch đầu tuần này tại thị trường chủ chốt ở phương Tây khi tình hình ở Libya vẫn rất căng thẳng.
Hiện không rõ xuất khẩu dầu mỏ của Libya sẽ bị gián đoạn bao lâu, song các nhà kinh doanh đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất đối với nguồn cung dầu toàn cầu trong những tháng tới.
Cuối phiên 7/3 tại New York, giá dầu thô chuẩn Tây Texas (hay còn gọi là dầu ngọt nhẹ) giao tháng 4/2011 tăng 1,02 USD lên 105,44 USD/thùng. Đầu phiên, giá mặt hàng này có lúc còn chạm ngưỡng cao nhất kể từ ngày 26/9/2008 với 107 USD/thùng.
Libya, quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi, đã rơi vào bạo loạn từ 4 tuần qua, khi lực lượng biểu tình đòi lật đổ chính quyền của Tổng thống Gadhafi. Các quan chức Libya cho biết các mỏ dầu tiếp tục hoạt động, song lượng dầu xuất khẩu (trước ở mức 1,5 triệu thùng/ngày) bị gián đoạn một thời gian.
Ngày 7/3, các vụ đụng độ tiếp diễn trong bối cảnh lực lượng an ninh ủng hộ ông Gadhafi đang phản công giành lại những khu vực rơi vào tay phe nổi dậy. Các đài truyền hình Libya cho biết máy bay chiến đấu của quân đội Libya mở thêm các cuộc tấn công vào khu vực gần cảng Ras Lanouf, trong nỗ lực đẩy lùi lực lượng nổi dậy đang tiến vào thủ đô Tripoli.
Trong khi đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang tăng sản lượng nhằm bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung từ Libya.
Tờ Thời báo Tài chính vừa cho hay Arập Xêút, Kuwait, Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Nigieria có kế hoạch bơm thêm cho thị trường 1 triệu thùng dầu/ngày.
Chính quyền Mỹ cũng đang cân nhắc sử dụng lượng dầu dự trữ chiến lược của nước này, để kiềm chế giá dầu leo thang. Theo Chánh Văn phòng Nhà Trắng William Daley, Tổng thống Mỹ B. Obama lo ngại rằng giá dầu tăng cao sẽ tác động tiêu cực đến đà phục hồi của kinh tế Mỹ.
Ngày 8/3 trên sàn giao dịch điện tử châu Á, giá dầu giảm chút ít xuống dưới 105 USD/thùng sau khi Mỹ không loại trừ khả năng sử dụng kho dự trữ dầu chiến lược của họ để cải thiện tình trạng giá năng lượng leo thang hiện nay.
Chiều cùng ngày tại Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 4/2011 giảm 70 xu xuống 104,74 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 64 xu xuống 114,40 USD/thùng./.
Hiện không rõ xuất khẩu dầu mỏ của Libya sẽ bị gián đoạn bao lâu, song các nhà kinh doanh đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất đối với nguồn cung dầu toàn cầu trong những tháng tới.
Cuối phiên 7/3 tại New York, giá dầu thô chuẩn Tây Texas (hay còn gọi là dầu ngọt nhẹ) giao tháng 4/2011 tăng 1,02 USD lên 105,44 USD/thùng. Đầu phiên, giá mặt hàng này có lúc còn chạm ngưỡng cao nhất kể từ ngày 26/9/2008 với 107 USD/thùng.
Libya, quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi, đã rơi vào bạo loạn từ 4 tuần qua, khi lực lượng biểu tình đòi lật đổ chính quyền của Tổng thống Gadhafi. Các quan chức Libya cho biết các mỏ dầu tiếp tục hoạt động, song lượng dầu xuất khẩu (trước ở mức 1,5 triệu thùng/ngày) bị gián đoạn một thời gian.
Ngày 7/3, các vụ đụng độ tiếp diễn trong bối cảnh lực lượng an ninh ủng hộ ông Gadhafi đang phản công giành lại những khu vực rơi vào tay phe nổi dậy. Các đài truyền hình Libya cho biết máy bay chiến đấu của quân đội Libya mở thêm các cuộc tấn công vào khu vực gần cảng Ras Lanouf, trong nỗ lực đẩy lùi lực lượng nổi dậy đang tiến vào thủ đô Tripoli.
Trong khi đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang tăng sản lượng nhằm bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung từ Libya.
Tờ Thời báo Tài chính vừa cho hay Arập Xêút, Kuwait, Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Nigieria có kế hoạch bơm thêm cho thị trường 1 triệu thùng dầu/ngày.
Chính quyền Mỹ cũng đang cân nhắc sử dụng lượng dầu dự trữ chiến lược của nước này, để kiềm chế giá dầu leo thang. Theo Chánh Văn phòng Nhà Trắng William Daley, Tổng thống Mỹ B. Obama lo ngại rằng giá dầu tăng cao sẽ tác động tiêu cực đến đà phục hồi của kinh tế Mỹ.
Ngày 8/3 trên sàn giao dịch điện tử châu Á, giá dầu giảm chút ít xuống dưới 105 USD/thùng sau khi Mỹ không loại trừ khả năng sử dụng kho dự trữ dầu chiến lược của họ để cải thiện tình trạng giá năng lượng leo thang hiện nay.
Chiều cùng ngày tại Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 4/2011 giảm 70 xu xuống 104,74 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 64 xu xuống 114,40 USD/thùng./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)