Giá dầu ngọt nhẹ được giao dịch ở dưới ngưỡng 105 USD tại châu Á chiều 30/3 sau khi có báo cáo rằng nguồn cung dầu thô của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến trong tuần trước - dấu hiệu cho thấy chi phí nhiên liệu tăng có thể làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, những bất ổn về địa-chính trị trên thế giới dự kiến sẽ làm giá dầu biến động thất thường trong thời gian tới.
Chiều cùng ngày trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 5/2011 giảm 24 xu xuống 104,55 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 23 xu còn 114,93 USD/thùng.
Việc giá dầu giảm tại châu Á là khá bất ngờ, ngược với đà đi lên phiên trước tại thị trường phương Tây khi giá dầu kết thúc ba phiên giảm liên tiếp trước đó để tăng giá trở lại, do các nhà kinh doanh lo ngại về khả năng nối lại xuất khẩu dầu của Libya - nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi.
Kết thúc phiên 29/3 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 5/2011 tăng 81 xu so với phiên trước lên 107,79 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 36 xu lên 115,16 USD/thùng.
Theo các chuyên gia thuộc Barclays Capital, vẫn tồn tại những nghi ngại về khối lượng dầu của Libya có thể nhanh chóng hòa vào dòng chảy của thị trường dầu mỏ thế giới liên quan đến các vấn đề như hợp đồng, điều hành hoạt động và tính hợp pháp.
Kể từ ngày 15/2 tới nay, giá dầu thế giới đã tăng khoảng 24% khi nội chiến nổ ra ở Libya, cho dù sản lượng dầu của nước này chỉ chiếm 2% tổng sản lượng dầu mỏ toàn cầu. Sau mấy phiên giảm trước đó, giá mặt hàng này tăng trở lại do tình hình bất ổn tại Bahrain, Yemen và Syria khiến giới đầu tư đẩy mạnh hoạt động mua vào trước nỗi lo về nguồn cung toàn cầu.
Những quốc gia trên không sản xuất nhiều dầu mỏ, song là nơi trung chuyển dầu của khu vực, trong đó Yemen nằm trên tuyến đường vận chuyển dầu mỏ chiến lược, mỗi ngày tham gia chuyển khoảng 4 triệu thùng dầu.
Cùng với đà tăng của giá dầu thô, giá xăng trên thế giới cũng không ngừng bị đẩy lên cao và theo ông Tom Kloza, chuyên gia dầu mỏ hàng đầu của Oil Price Information Service, giá mặt hàng này sẽ còn tăng lên mức cao hơn trong tháng 4/2011.
Tại Libya, lực lượng chống đối với sự hậu thuẫn của phương Tây đã giành lại quyền kiểm soát tại các cảng xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt.
Theo Ali Tarhoni, đại diện phụ trách vấn đề kinh tế, tài chính và dầu mỏ của Hội đồng Quốc gia Lâm thời Libya (PTNC, do lực lượng chống đối thành lập), PTNC đã ký thỏa thuận hợp tác bán dầu với Qatar và hoạt động xuất khẩu sẽ được khởi động trong vòng chưa đến một tuần nữa.
Ông cho biết, hiện nay sản lượng của Libya vào khoảng 100.000-130.000 thùng/ngày và có thể dễ dàng tăng lên khoảng 300.000 thùng/ngày. Trước khi xảy ra nội chiến, Libya sản xuất 1,7 triệu thùng dầu/ngày./.
Chiều cùng ngày trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 5/2011 giảm 24 xu xuống 104,55 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 23 xu còn 114,93 USD/thùng.
Việc giá dầu giảm tại châu Á là khá bất ngờ, ngược với đà đi lên phiên trước tại thị trường phương Tây khi giá dầu kết thúc ba phiên giảm liên tiếp trước đó để tăng giá trở lại, do các nhà kinh doanh lo ngại về khả năng nối lại xuất khẩu dầu của Libya - nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi.
Kết thúc phiên 29/3 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 5/2011 tăng 81 xu so với phiên trước lên 107,79 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 36 xu lên 115,16 USD/thùng.
Theo các chuyên gia thuộc Barclays Capital, vẫn tồn tại những nghi ngại về khối lượng dầu của Libya có thể nhanh chóng hòa vào dòng chảy của thị trường dầu mỏ thế giới liên quan đến các vấn đề như hợp đồng, điều hành hoạt động và tính hợp pháp.
Kể từ ngày 15/2 tới nay, giá dầu thế giới đã tăng khoảng 24% khi nội chiến nổ ra ở Libya, cho dù sản lượng dầu của nước này chỉ chiếm 2% tổng sản lượng dầu mỏ toàn cầu. Sau mấy phiên giảm trước đó, giá mặt hàng này tăng trở lại do tình hình bất ổn tại Bahrain, Yemen và Syria khiến giới đầu tư đẩy mạnh hoạt động mua vào trước nỗi lo về nguồn cung toàn cầu.
Những quốc gia trên không sản xuất nhiều dầu mỏ, song là nơi trung chuyển dầu của khu vực, trong đó Yemen nằm trên tuyến đường vận chuyển dầu mỏ chiến lược, mỗi ngày tham gia chuyển khoảng 4 triệu thùng dầu.
Cùng với đà tăng của giá dầu thô, giá xăng trên thế giới cũng không ngừng bị đẩy lên cao và theo ông Tom Kloza, chuyên gia dầu mỏ hàng đầu của Oil Price Information Service, giá mặt hàng này sẽ còn tăng lên mức cao hơn trong tháng 4/2011.
Tại Libya, lực lượng chống đối với sự hậu thuẫn của phương Tây đã giành lại quyền kiểm soát tại các cảng xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt.
Theo Ali Tarhoni, đại diện phụ trách vấn đề kinh tế, tài chính và dầu mỏ của Hội đồng Quốc gia Lâm thời Libya (PTNC, do lực lượng chống đối thành lập), PTNC đã ký thỏa thuận hợp tác bán dầu với Qatar và hoạt động xuất khẩu sẽ được khởi động trong vòng chưa đến một tuần nữa.
Ông cho biết, hiện nay sản lượng của Libya vào khoảng 100.000-130.000 thùng/ngày và có thể dễ dàng tăng lên khoảng 300.000 thùng/ngày. Trước khi xảy ra nội chiến, Libya sản xuất 1,7 triệu thùng dầu/ngày./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)