Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/5, giá dầu châu Á lại quay đầu “tụt dốc”, xuống mức thấp nhất trong gần 7 tháng qua, trước những nguy cơ về cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng tại châu Âu, cũng như sự lắng dịu trong mối quan hệ vốn căng thẳng giữa Iran và các nước phương Tây do chương trình hạt nhân của nước này.
Đóng cửa phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 7/2012 giảm 78 xu, xuống 91,07 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 69 xu, xuống 107,72 USD/thùng.
Justin Harper, chiến lược gia thị trường của IG Markets Singapore, cho biết việc Iran đồng ý để các giám sát viên của Liên hợp quốc tới nước này thanh sát chương trình hạt nhân mới được cho là một động thái nhượng bộ giúp tình hình căng thẳng giữa Tehran và các nước phương Tây trở nên “dễ thở” hơn, song chính điều này là nhân tố khiến giá dầu đua nhau đi xuống.
Các nhà phân tích thị trường cho biết giá dầu gần như có xu hướng giảm từng ngày trong tháng 5 này, sau khi cuộc bầu cử tại Hy Lạp và Pháp không đem lại kết quả lạc quan, đe dọa khả năng phục hồi kinh tế của Khu vực đồng euro (Eurozone) .
Thêm vào đó, những đồn đoán về nguy cơ Aten sẽ bị loại ra khỏi Eurozone cũng đè nặng lên giá dầu thế giới.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận định rằng châu Âu, nơi tiêu thụ 18% sản lượng dầu của thế giới, có thể rơi vào suy thoái trong năm 2012 nếu các nhà lãnh đạo không kịp thời đưa ra các biện pháp kích thích nền kinh tế.
Điều này có thể tác động tiêu cực tới nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới, trong thời điểm mà nguồn cung đang có xu hướng gia tăng, với việc Arập Xêút và Lybia đều nâng dự báo về sản lượng dầu trong năm nay.
Ngoài ra, báo cáo mới nhất của Viện Dầu khí quốc gia Mỹ (API) cho hay lượng dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã tăng cao hơn dự kiến, báo hiệu sự suy yếu trong nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tại nền kinh tế số 1 thế giới đồng thời cũng tạo áp lực đẩy giá dầu giảm sâu.
Đêm trước (22/5), giá dầu tại thị trường Mỹ cũng đảo chiều đi xuống sau khi bật tăng vào hôm trước đo, giữa lúc xuất hiện những thông tin cho hay Chính phủ Iran có thể sẽ cho phép Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thanh sát chương trình hạt nhân vốn gây nhiều tranh cãi của nước này.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6/2012 giảm 91xu, đóng cửa ở mức 91,66 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 7/2012 cũng hạ 40 xu, xuống mức 108,41 USD/thùng.
Giám đốc IAEA, Yukiya Amano, nói rằng ông và trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran sẽ sớm đạt được một thỏa thuận về việc cấp phép cho cơ quan giám sát của Liên hợp quốc vào thanh sát hoạt động chế tạo hạt nhân của Iran, từng bị nghi ngờ là liên quan tới việc phát triển vũ khí nguyên tử.
Tuy nhiên, Tehran vẫn khẳng định rằng chương trình này là nhằm mục đích hòa bình.
Một số khách hàng lớn chuyên nhập dầu thô của Iran như Ấn Độ, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẽ cắt giảm lượng dầu nhập khẩu dầu từ Iran, trong bối cảnh lệnh cấm vận dầu thô của Liên minh châu Âu (EU) đối với Iran được thực thi đầy đủ từ ngày 1/7 tới.
Bên cạnh đó, giá dầu New York còn chịu sức ép đi xuống bởi sự mạnh lên của tỷ giá giữa đồng USD và đồng euro, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh không chính thức của EU tại Brussels vào cuối ngày 23/5./.
Đóng cửa phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 7/2012 giảm 78 xu, xuống 91,07 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 69 xu, xuống 107,72 USD/thùng.
Justin Harper, chiến lược gia thị trường của IG Markets Singapore, cho biết việc Iran đồng ý để các giám sát viên của Liên hợp quốc tới nước này thanh sát chương trình hạt nhân mới được cho là một động thái nhượng bộ giúp tình hình căng thẳng giữa Tehran và các nước phương Tây trở nên “dễ thở” hơn, song chính điều này là nhân tố khiến giá dầu đua nhau đi xuống.
Các nhà phân tích thị trường cho biết giá dầu gần như có xu hướng giảm từng ngày trong tháng 5 này, sau khi cuộc bầu cử tại Hy Lạp và Pháp không đem lại kết quả lạc quan, đe dọa khả năng phục hồi kinh tế của Khu vực đồng euro (Eurozone) .
Thêm vào đó, những đồn đoán về nguy cơ Aten sẽ bị loại ra khỏi Eurozone cũng đè nặng lên giá dầu thế giới.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận định rằng châu Âu, nơi tiêu thụ 18% sản lượng dầu của thế giới, có thể rơi vào suy thoái trong năm 2012 nếu các nhà lãnh đạo không kịp thời đưa ra các biện pháp kích thích nền kinh tế.
Điều này có thể tác động tiêu cực tới nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới, trong thời điểm mà nguồn cung đang có xu hướng gia tăng, với việc Arập Xêút và Lybia đều nâng dự báo về sản lượng dầu trong năm nay.
Ngoài ra, báo cáo mới nhất của Viện Dầu khí quốc gia Mỹ (API) cho hay lượng dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã tăng cao hơn dự kiến, báo hiệu sự suy yếu trong nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tại nền kinh tế số 1 thế giới đồng thời cũng tạo áp lực đẩy giá dầu giảm sâu.
Đêm trước (22/5), giá dầu tại thị trường Mỹ cũng đảo chiều đi xuống sau khi bật tăng vào hôm trước đo, giữa lúc xuất hiện những thông tin cho hay Chính phủ Iran có thể sẽ cho phép Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thanh sát chương trình hạt nhân vốn gây nhiều tranh cãi của nước này.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6/2012 giảm 91xu, đóng cửa ở mức 91,66 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 7/2012 cũng hạ 40 xu, xuống mức 108,41 USD/thùng.
Giám đốc IAEA, Yukiya Amano, nói rằng ông và trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran sẽ sớm đạt được một thỏa thuận về việc cấp phép cho cơ quan giám sát của Liên hợp quốc vào thanh sát hoạt động chế tạo hạt nhân của Iran, từng bị nghi ngờ là liên quan tới việc phát triển vũ khí nguyên tử.
Tuy nhiên, Tehran vẫn khẳng định rằng chương trình này là nhằm mục đích hòa bình.
Một số khách hàng lớn chuyên nhập dầu thô của Iran như Ấn Độ, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẽ cắt giảm lượng dầu nhập khẩu dầu từ Iran, trong bối cảnh lệnh cấm vận dầu thô của Liên minh châu Âu (EU) đối với Iran được thực thi đầy đủ từ ngày 1/7 tới.
Bên cạnh đó, giá dầu New York còn chịu sức ép đi xuống bởi sự mạnh lên của tỷ giá giữa đồng USD và đồng euro, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh không chính thức của EU tại Brussels vào cuối ngày 23/5./.
Minh Trang (TTXVN)